Thở phào vì không có sự cố

Chia sẻ

PNTĐ-Sau hai ngày thi (2-3/6), hơn 85.000 thí sinh Hà Nội đã kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020.

 
Sau hai ngày thi (2-3/6), hơn 85.000 thí sinh Hà Nội đã kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020, kỳ thi được đánh giá là quan trọng và có độ khốc liệt nhất đối với các học sinh phổ thông.
 
Kết thúc kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, có 9 thí sinh vi phạm quy chế, bị đình chỉ và khiển trách. Trong đó, lỗi vi phạm chủ yếu là mang điện thoại di động vào phòng thi. Khoảng hơn 500 thí sinh vắng thi.
 
Thở phào vì không có sự cố - ảnh 1
Các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi vào lớp 10 THPT 

Đề thi ngoại ngữ, lịch sử: Dễ như… đề kiểm tra học kỳ? 
 
Nhận định chung đề thi Ngữ văn năm nay vẫn  giữ cấu trúc quen thuộc với hai phần, kiểm tra toàn diện các kiến thức tiếng Việt, Văn và kỹ năng viết các đoạn văn nghị luận. Đề không có đột phá, nhưng, an toàn, vừa sức học sinh.
 
Tuy nhiên, theo cô giáo Ngô Thúy Quyên, Tổ trưởng Tổ xã hội, trường THCS Tản Đà, Ba Vì: Phần nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày quan điểm về “Hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi con người khám phá khả năng của chính mình”, theo cô hơi quá sức học sinh lớp 9 vì kỹ năng sống, sự từng trải của các em chưa nhiều.
 
Đoạn trích “Trò chuyện với bạn trẻ” trong đề thi, tuy nằm trong phần luyện tập SGK Ngữ văn 12 tập 2 nhưng các câu hỏi xoay quanh việc kiểm tra các kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc hiểu và nghị luận xã hội tương đối quen thuộc nên thí sinh không gặp nhiều khó khăn. “Theo tôi, phổ điểm môn Ngữ văn rơi vào mức 6,5 đến 8 điểm. Điểm từ 8 trở lên sẽ ít vì phụ thuộc vào khả năng viết nghị luận của học sinh”. 
 
Kỳ thi năm nay, Hà Nội thực hiện tuyển sinh vào lớp 10 thông qua 4 bài thi Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ. Trong đó, Lịch sử và Ngoại ngữ là hai môn thi mới lần đầu tiên xuất hiện nên nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Đúng như dự đoán, đề thi Lịch sử được đánh giá không quá khó, không đánh đố, phù hợp với học lực của đại đa số học sinh trên địa bàn toàn thành phố.
 
Theo thầy Cao Xuân Nghĩa, giáo viên tiếng Anh trường THCS Tản Đà, Ba Vì, phản hồi của học sinh cho thấy đề thi vừa sức. Ngay cả phần thi tự luận, các em cũng có thể làm được dễ dàng, khác với lo lắng ban đầu học sinh ở ngoại thành sẽ gặp khó với môn Ngoại ngữ. 
 
Để chuẩn bị cho kỳ thi, Hà Nội đã thành lập 169 điểm thi; 3.651 phòng thi, điều động hơn 7.600 giáo viên làm nhiệm vụ coi thi, trong đó 50% là giáo viên THCS, 50% là giáo viên THPT.
 
Ngoài đội ngũ giám sát tại điểm thi, Sở GD-ĐT còn bổ sung đoàn giám sát lưu động tất cả các điểm thi. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, năm nay, kỳ thi diễn ra an toàn, không có giám thị vi phạm quy chế, chụp ảnh đề thi đăng trên mạng xã hội khi thí sinh vẫn đang làm bài thi như năm trước. 
 
Ngày 20/6: Công bố kết quả thi 
 
Kỳ thi năm nay, các trường công lập tuyển sinh khoảng  62% học sinh, tương đương khoảng 23.000 học sinh sẽ không đủ điều kiện vào học trường THPT công lập.
 
 Theo ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội, tới đây, việc chấm thi vào lớp 10 sẽ được tổ chức theo quy trình chặt chẽ, bảo đảm chính xác, công bằng. Sở sẽ thành lập hai hội đồng chấm thi độc lập là hội đồng chấm bài thi của thí sinh thi vào lớp 10 trường THPT công lập không chuyên và hội đồng chấm thi các môn chuyên. 
 
Ngày 20/6, kết quả bài thi của thí sinh sẽ được công bố. Trên cơ sở đó, các  trường THPT công lập căn cứ chỉ tiêu được giao và phổ điểm do Sở GD-ĐT cấp đề xuất điểm chuẩn. Theo đại diện Sở GD-ĐT, điểm do Sở GD-ĐT công bố sẽ là căn cứ duy nhất để tuyển sinh; các trường THPT công lập không được đưa ra bất cứ một loại điểm và điều kiện nào khác để xét tuyển.
 
Học sinh có thể tra cứu kết quả thi, kết quả tuyển sinh trên phần mềm PINO; trang sổ liên lạc điện tử solienlacdientu.hanoi.gov.vn; cổng thông tin điện tử hanoi.edu.vn hoặc tổng đài 1080. 
 
Ngoài ra, để tránh tình trạng các gia đình gặp khó khi rút nộp hồ sơ trúng tuyển như năm học trước, năm nay, Sở GD-ĐT cho phép, trong thời gian xác nhận nhập học, học sinh được thay đổi nguyện vọng trúng tuyển. Các cơ sở giáo dục (THPT công lập, ngoài công lập, trung tâm GDNN-GDTX) phải tạo điều khi học sinh có nhu cầu rút hồ sơ. 
 
 
 
Mốc thời gian tuyển sinh:
 
- Đợt 1 từ 20/6-22/6: Học sinh xác nhận nhập học vào hệ thống phần mềm tuyển sinh. Sở sẽ thống kê số lượng học sinh đã xác nhận nhập học ở từng trường THPT; thông báo số lượng học sinh thừa thiếu so với chỉ tiêu; xem xét duyệt điểm chuẩn bổ sung với trường THPT chuyên, THPT công lập.
 
- Đợt 2 từ 1/7-15/7: Các trường còn thiếu chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung và xác nhận nhập học đối với học sinh đã xác nhận nhập học ở đợt 1.
 
 
 
 
Hoàng Lan 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…