Ngày 5/9, 22 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 5/9, hơn 22 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới 2019-2020, năm học được đánh giá là bản lề cho việc đổi mới giáo dục.

 
Ngành giáo dục xác định tiếp tục thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản, trong đó chú trọng đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
 
Ngày 5/9, 22 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới - ảnh 1
Học sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm-ngôi trường đang lấy hạnh phúc của học sinh làm mục tiêu hoạt động

 
Những ngôi trường hạnh phúc
 
Những ngày này, trung tâm Trải nghiệm và Sáng tạo Vĩnh Yên, thuộc Hệ thống giáo dục của trường PT Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn rộn rã tiếng cười, nói của hàng trăm học sinh. Các em đến đây để trải nghiệm các môn học thực tế như pha chế, nấu ăn, giá trị sống, sản xuất nông nghiệp, bơi lội… Đây là một trong nhiều hoạt động của trường nhằm gắn học đi đôi với hành, dạy kĩ năng sống, đưa học sinh gần với lao động sản xuất và đời sống xã hội.
 
 Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến là ngôi trường lấy chỉ số “hạnh phúc và tiến bộ” của học sinh làm thước đo đánh giá chất lượng. Học sinh được các giáo viên tôn trọng, lắng nghe, được giảm áp lực, tăng hứng thú học tập. Mỗi giờ sinh hoạt lớp, thay bằng kiểm điểm, đánh giá hoặc phê bình, các em được nói về mình và bạn bè.
 
Thầy Đàm Tiến Nam, Hiệu phó nhà trường cho biết, từ năm 2005, các giá trị sống đã được phổ biến tại trường. Các thầy cô phải qua lớp học giá trị sống mới thật sự trở thành giáo viên của trường. Đến nay, các giá trị sống đã trở thành nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong nhà trường là “Nhân ái - Trung thực - Tôn trọng - Trách nhiệm - An toàn - Sáng tạo”.
 
Năm học 2019-2020, nhiều ngôi trường của Hà Nội sẽ thi đua trở thành những “ngôi trường hạnh phúc”, hưởng ứng phát động của Bộ GD-ĐT “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Với phong trào này, các thầy cô giáo sẽ cùng thay đổi để hướng đến một môi trường sư phạm văn minh, thân thiện. “Trường học hạnh phúc” được tạo nên bởi các hành vi chuẩn mực, trước hết là của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, tận lực.
 
Đổi mới giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu cũng là một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được áp dụng từ lớp 1 vào năm học 2020-2021. Trong đó, năm học 2019-2020 là giai đoạn chuẩn bị cho những đổi mới đó.
 
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới, nếu chương trình GDPT hiện hành còn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn thì Chương trình GDPT mới, học sinh sẽ được hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Chương trình GDPT mới được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). 
 
Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công, Chương trình mới cần được đảm bảo các yếu tố như cơ sở vật chất, sĩ số HS/lớp theo quy định (không quá 35 HS/lớp), có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp, cơ cấu giáo viên để dạy các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.
 
Vì thế, ngay từ đầu năm học “bản lề” này, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương rà soát, có kế hoạch củng cố “các yếu tố cần và đủ”; bổ sung đủ giáo viên, có lộ trình bảo đảm 100% HS khối lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 được học 2 buổi/ngày. Việc biên soạn, thẩm định SGK cũng đang được tiến hành khẩn trương, dự kiến đầu tháng 10/2019, Bộ sẽ công bố các bộ sách đạt yêu cầu.
 
Mạnh tay với nhiều vấn đề “nóng” 
 
Năm học 2019-2020, Hà Nội có khoảng 2 triệu học sinh ở 3 cấp học. Trong năm học vừa qua, Hà Nội đã thành lập mới 77 trường học; cải tạo, sửa chữa 427 trường học. Tuy nhiên, theo ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, giáo dục Hà Nội vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng dân số cơ học tăng nhanh, nhiều khu đô thị, chung cư được tiếp tục xây mới, gây áp lực về cơ sở vật chất và tình trạng thiếu trường, lớp học khá phổ biến.
 
Vì thế, ông Quang cho biết, năm học 2019-2020, Sở sẽ rà soát, đề xuất kế hoạch bổ sung trường lớp, mở rộng diện tích khuôn viên trường học đảm bảo đạt chuẩn; Tham mưu với Thành phố xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, các khu di dân tái định cư nhằm đảm bảo có đủ chỗ học cho học sinh các cấp học; Sở cũng khuyến khích và tạo điều kiện phát triển trường ngoài công lập ở các khu vực ngoại thành, vùng khó khăn. 
 
Cùng với giải quyết bài toán thiếu trường, Hà Nội sẽ tiếp tục “mạnh tay” với nhiều vấn đề nóng gây bức xúc trong dư luận. Ngay trước thềm năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT đã ra văn bản quy định rõ 7 khoản mà nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu của học sinh gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông xe của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm thiết bị cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
 
Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các nhà trường không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ yêu cầu học sinh mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khó khăn; không để học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học. Các nhà trường có thể cung cấp mẫu đồng phục để phụ huynh chủ động mua cho học sinh. 
 
Lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết, các nhà trường phải thực hiện công khai các khoản thu, chi đầu năm học theo đúng các quy định hiện hành để học sinh, PHHS, giáo viên được biết; không để xảy ra tình trạng lạm thu. Quan điểm của Sở là sẽ xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu để xảy ra sai phạm.
 
 
Hoàng Lan 

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…