Hiện tượng 1977 Vlog - làm mới những tác phẩm văn học kinh điển

Chia sẻ

Đạt nút vàng Youtube chỉ sau 4 clip “remake” (làm lại) các tác phẩm văn học kinh điển Việt Nam như: Lão Hạc, Chí Phèo, Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ thành phim...

 
nhóm 1977 Vlog trở thành hiện tượng “nổi đình nổi đám” trên mạng xã hội.
 
Ra đời cách đây 2 tháng, nhóm 1977 Vlog “chào sân” Youtube bằng clip “Spoil phim mới Cậu Vàng cực mạnh - Cậu Vàng trong vai chó Shiba”. Thành viên của nhóm là Trung Anh và Việt Anh đều chưa từng trải qua một trường lớp diễn xuất nào, mới chỉ tham gia câu lạc bộ kịch của trường. Clip đầu tiên của nhóm ra đời khi dư luận tranh cãi về việc dùng chó Shiba của Nhật Bản để đóng phim Cậu Vàng, Trung Anh và Việt Anh đã nảy ra ý tưởng đóng một clip vui: “Nếu như cậu Vàng là chó Shiba thì ông giáo và lão Hạc sẽ phản ứng như thế nào?”. 
 
Các thành viên nhóm 1977 chia sẻ, khi đăng tải clip đầu tiên 30 phút đầu không có ai xem, nhóm cũng khá buồn. Nhưng, bất ngờ, sau 30 phút đó, clip bỗng được chia sẻ và lượt xem tăng chóng mặt khiến tất cả các thành viên trong nhóm cả đêm không ngủ được vì vui. Sau đó, nhóm thực hiện thêm 3 clip: “Hồi ký của một dân chơi - Chí Phèo”, “Vợ chồng A Phủ Parody - Vòng xoáy của bạc”, “Chị Dậu Parody - Kỷ nguyên hắc ám”. Các clip đều có số lượt xem “khủng”, mới nhất là clip ra mắt cách đây 2 tuần, đạt hơn 10 triệu view. Chưa đầy 2 tháng, 1977 Vlog đã nhận nút vàng Youtube - thành tích nhiều “youtuber” ngưỡng mộ.
 
 
Hiện tượng 1977 Vlog - làm mới những tác phẩm văn học kinh điển - ảnh 1
Ba thành viên nhóm 1977 Vlog

Các clip hài của nhóm 1977 Vlog lấy cảm hứng là các tác phẩm văn học Việt Nam kinh diển như: Lão Hạc, Chí Phèo, Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ… Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm tự viết kịch bản, sáng tạo tình huống, lời thoại “chế” phù hợp hơi thở thời đại. Hàng loạt vấn đề nóng của xã hội đều được cập nhật trong clip như: vụ Alibaba, Huấn hoa hồng, vụ việc hành khách ăn trộm trên máy bay, tuyển diễn viên cậu Vàng, tài chính phố Wall… cũng được khéo léo đưa vào tác phẩm. 
 
Màu sắc video đậm chất phim truyền hình Việt Nam trước giải phóng, nhịp phim chậm rãi, lời thoại ngắn nhưng có ý nghĩa. Nhóm 1977 cũng sử dụng những câu nói đang hot trên mạng xã hội đưa vào tác phẩm tạo ra sự hấp dẫn, hài hước, thời sự. Giữa thời các youtuber “thượng vàng hạ cám” hướng đến những thứ kỳ dị, những thú chơi, sự sang chảnh, gây cười hoặc phẫn nộ…, thì sự nổi tiếng nhanh chóng của 1977 cho thấy các youtuber còn có một con đường “câu view” rất văn hóa, lành mạnh mà vẫn có giá trị đối với đời sống. 
 
1977 Vlog có 3 thành viên, trong đó Nguyễn Trung Anh và Nguyễn Việt Anh (sinh năm 1992) là hai anh em sinh đôi và Nguyễn Văn Tân (sinh năm 2001). Văn Tân là em họ của Trung Anh và Việt Anh. Việt Anh hiện đang làm về game online, Trung Anh đang làm biên tập viên và Văn Tân hiện đang là sinh viên năm thứ nhất của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 
Cái tên 1977 Vlog được Việt Anh giải thích rằng, nhóm thực hiện những video phim đen trắng về chủ đề ngày xưa nên hai anh em sinh đôi muốn chọn những năm có hai số giống nhau. Khi quay ngẫu nhiên được số 1977, các thành viên trong nhóm lấy luôn tên đó. Còn thông điệp nhóm để trên Fanpage “Chúng tôi đơn giản bị ngáo” được Trung Anh lý giải rằng, ngáo ở đây là ngáo sự lương thiện, ngáo văn học, ngáo những ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.
 
Những ngày đầu tiên, ê-kíp chỉ có 3 người nên trong tất cả các clip chỉ xuất hiện hai người, người còn lại quay phim. Dụng cụ quay đơn giản là chiếc máy tính bảng, không có chân máy, đèn hay các thiết bị hiện đại hỗ trợ. Sau này, nhóm có nhờ thêm những người bạn thân thiết từ cấp 2, cấp 3 hỗ trợ. Khó khăn nhất khi thực hiện clip là phải lồng tiếng phù hợp với diễn xuất của nhân vật trong clip. Vì toàn là những thành viên nghiệp dư nên nhóm thực hiện rất lâu mới có một tác phẩm. 
 
Dự định của nhóm 1977 là thời gian tới tiếp tục thực hiện các clip “thay đổi cuộc đời” các nhân vật trong các tác phẩm văn học, mượn nhân vật ngày xưa để kể chuyện bây giờ. Các thành viên của nhóm đặt ra các giả thuyết rằng những nhân vật xưa nếu họ sống ở thời bây giờ sẽ là ai? Số phận ấy vào thời điểm hiện tại sẽ như thế nào? Chẳng hạn, Chí Phèo khi không còn nghiện rượu, rạch mặt ăn vạ nữa thì sẽ có thói hư tật xấu nào?
 
Dù vậy, các thành viên khẳng định sẽ cố gắng để các sản phẩm của mình không ảnh hưởng nguyên tác, không làm mất đi giá trị tác phẩm văn học.
Vạn Tuệ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.