Nông sản tại chợ đầu mối Minh Khai “rất khó truy xuất nguồn gốc”

Chia sẻ

Đây là một trong những nội dung được nêu tại kết luận của Đoàn công tác Sở NN&PTNT Hà Nội sau khi đi kiểm tra thực tế tại chợ đầu mối Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) vào rạng sáng 12/2.

Thực hiện Quyết định số 78/QĐ-SNN ngày 5/2/2020 của Sở NN&PTNT Hà Nội, rạng sáng 12/2, Đoàn công tác của Sở đã tiến hành kiểm tra tại chợ đầu mối Minh Khai. Đây là chợ hạng 1, được UBND TP giao Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý, kinh doanh khai thác. Tổng số hộ hiện đang kinh doanh tại chợ là 960 hộ, với khối lượng hàng hoá nông sản luân chuyển từ 350 - 400 tấn/ngày.

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra thực tế tại chợ đầu mối Minh Khai rạng sáng 12/2Đoàn công tác của Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra thực tế tại chợ đầu mối Minh Khai rạng sáng 12/2

Ghi nhận thực tế tại thời điểm kiểm tra, tại khu vực kinh doanh sản phẩm động vật: Tất cả các hộ kinh doanh thịt gia súc gia cầm đều được trang bị bàn inox, tuy nhiên, dụng cụ sơ chế còn chưa đảm bảo. Tại khu vực kinh doanh rau củ quả, hầu hết các hộ kinh doanh không có giá kệ, còn hiện tượng các sản phẩm rau củ quả được để trên các bao bì, bạt nilon và đặt trực tiếp trên nền chợ. 

Tại khu vực kinh doanh thủy sản chủ yếu là thủy sản nước ngọt và một ít thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, thủy sản chế biến. Các hộ đã trang bị trang thiết bị phục vụ kinh doanh, tuy nhiên có một số hộ có hoạt động sơ chế thủy sản tươi sống, việc sơ chế được thực hiện trên nền chợ chưa đảm bảo vệ sinh. Khu vực sơ chế, kinh doanh đã xuống cấp, một số gian hàng có mái che tạm bợ, đã bị dột, hệ thống thoát nước chưa tốt, nền chợ vẫn còn tình trạng đọng nước, vệ sinh chưa đảm bảo. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng một số xe hàng, hộ kinh doanh bày bán hàng hóa tại khu vực đường đi trước cổng chợ.

Đáng chú ý, qua kiểm tra nguồn gốc tại các hộ kinh doanh, hầu hết các hộ đã có ý thức trong kinh doanh các sản phẩm an toàn, có sổ theo dõi xuất nhập hàng hóa. Tuy nhiên, việc ghi chép không đầy đủ, rất khó thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Thay mặt Đoàn kiểm tra, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường - Trưởng đoàn, đề nghị Chi nhánh Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội - Ban quản lý Chợ Minh Khai khẩn trương thực hiện các quy định về yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối được quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BNNPTNT ngày 1/10/2018.

Tổ chức khám sức khỏe, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh tại chợ, cán bộ công nhân viên của Ban quản lý. Tiến hành cho 100% các hộ kinh doanh tại chợ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo mẫu đã được quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018.

Bên cạnh đó, đơn vị quản lý chợ đầu mối Minh Khai phải định kỳ đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, các hạng mục phục vụ hoạt động kinh doanh tại các khu vực chợ đã xuống cấp. Đồng thời, thực hiện việc kiểm nghiệm nước cung cấp cho các hộ kinh doanh phục vụ sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ; thu gom chất thải rắn, xử lý nước thải theo quy định…

 Trọng Tùng

(Theo Kinh tế Đô thị)

Theo http://kinhtedothi.vn/nong-san-tai-cho-dau-moi-minh-khai-rat-kho-truy-xuat-nguon-goc-364940.html

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Tác dụng của dược chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo

Từ lâu, Đông Trùng Hạ Thảo đã được y học Trung Hoa sử dụng như một loại thần dược chữa bách bệnh nhờ dược chất Cordycepin quý giá của nó. Hàm lượng Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo rất dồi dào cũng đồng nghĩa với việc loại dược liệu này đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Gỡ khó cho nhà ở công nhân

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, những người lao động (LĐ) rời các thành phố về quê gây thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sản xuất đã khiến vấn đề an cư cho công nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra trong tháng 5 là thời điểm các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp chung tay cùng tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

“Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 với Nông Nghiệp Sạch”

Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch ngày 29/4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội và Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức hội nghị tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ về “Phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19 với Nông Nghiệp Sạch” tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị - Quận ủy Cầu Giấy.