Kiến nghị một số giải pháp cấp bách đảm bảo cung cấp điện trong vài năm tới

Chia sẻ

Ban Chỉ đạo quốc gia về Phát triển điện lực (Ban Chỉ đạo) đã có văn bản số 02/BCĐQGĐL-VP ngày 31/01/ 2020 báo cáo cập nhật về tình hình thực hiện các dự án trong quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia (quy hoạch điện VII) điều chỉnh.

Với 62 dự án nguồn điện lớn có công suất trên 200MW thì chỉ 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ so với tiến độ nêu trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.


Với các công trình lưới điện, đã khởi công 196 công trình và đã hoàn thành đóng điện 192 công trình lưới điện 110-500 kV.


Báo cáo cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong trong thực hiện các dự án đầu tư, ngoài những bất cập về thủ tục đầu tư thì điển hình nhất vẫn là những khó khăn về giải phóng mặt bằng...

Điện mặt trời là giải pháp hữu hiệu giảm thiếu hụt công suất điện trong thời gian tới.Điện mặt trời là giải pháp hữu hiệu giảm thiếu hụt công suất điện trong thời gian tới. (Ảnh: Int.)


Một số công trình lưới điện quan trọng chưa thể đưa vào vận hành hoặc chưa thể khởi công năm 2019 do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhất là tại các thành phố lớn; vướng mắc liên quan chuyển đổi đất rừng, thủ tục đầu tư qua nhiều bước thời gian kéo dài.


Trong đó, một số công trình vướng mắc GPMB kéo dài như ĐD 220kV đấu nối sau các trạm 500kV Phố Nối, Việt Trì, Lưu Xá; vướng mắc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng như các dự án TBA 220kV Nghĩa Lộ và ĐD 220kV Nghĩa Lộ - 500kV Việt Trì, ĐD 220kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ, Nha Trang – Tháp Chàm,...


Đặc biệt một số công trình trọng điểm đồng bộ nguồn điện BOT bị chậm tiến độ (ĐD 500kV đấu nối các NMNĐ Nghi Sơn 2, Vân Phong 1, Hải Dương). Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với khu vực vùng sâu vùng xa, làm ảnh hưởng đến công tác xác định nguồn gốc đất, gây tranh chấp khiếu kiện kéo dài; Đơn giá bồi thường còn bất cập, đặc biệt đối với khu vực giáp ranh giữa các tỉnh. Không có quy định đối với diện tích đất mượn tạm thi công, dẫn tới người dân có những đòi hỏi chi phí đền bù vô lý.


Để đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung ứng điện trong một vài năm tới đây, Ban Chỉ đạo báo cáo đặt mục tiêu đến năm 2025 hệ thống điện toàn quốc phải có gần 14.500MW điện mặt trời và khoảng 6.000MW điện gió. Trong nhiều phương án mà Ban Chỉ đạo đề xuất, đáng chú ý là giải pháp xem xét khả năng thuê tàu, xà lan/nhà máy điện nổi để cung cấp điện nếu các dự án nhiệt điện phía Nam vẫn tiếp tục chậm tiến độ. Với thời gian giao hàng ngắn, theo hợp đồng từ 3 đến 10 năm và dải công suất dao động trong khoảng 30MW đến 620MW. Đây là giải pháp ngắn hạn và trung hạn tương đối hiệu quả cho các quốc gia có nhu cấp điện khẩn cấp.


Ngoài ra, nhiều giải pháp cấp bách khác đã được Ban Chỉ đạo tiếp tục đề xuất và đôn đốc như: Tăng cường chỉ đạo các chủ đầu tư các công trình nguồn điện/lưới điện vào vận hành năm 2019 nhằm tăng cường khả năng cấp điện; tăng cường khả năng giải tỏa công suất như: Đưa nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 MR vào vận hành trong Quý 1/2020; Đôn đốc các chủ đầu tư xử lý những nội dung thuộc thẩm quyền và báo cáo Chính phủ chỉ đạo xử lý đối với các dự án Sông Hậu I, Thái Bình II, Long Phú 1; Chỉ đạo các chủ đầu tư đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện lớn trong giai đoạn 2021-2025 gồm: NĐ BOT Duyên Hải 2 (2022), NĐ BOT Vân Phong 1 (2023); NĐ Sông Hậu 1 (2021), NĐ Thái Bình 2 (2022), NĐ Long Phú 1 (2023), NĐ Nhơn Trạch 3&4 (2023-2024),... Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện mặt trời, điện gió đã có trong quy hoạch vào vận hành đúng tiến độ. Khẩn trương xây dựng lưới điện giải tỏa công suất các nguồn điện này. Xây dựng chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích các nguồn năng lượng tái tạo với cơ cấu và tỷ lệ hợp lý, nhất là các dự án điện mặt trời áp mái (ảnh).


Báo cáo cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ NN-PTNT, các bộ ngành liên quan và các địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác bồi thường GPMB, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng liên quan đến các dự án điện. Bên cạnh đó kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam thay thế quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017.


Đối với phần kiến nghị gửi Bộ Công Thương, báo cáo cũng đề nghị Bộ xem xét phân cấp cho các Tập đoàn EVN, PVN, TKV chủ động thực kiện các bước thiết kế của một số công trình hoặc hạng mục dự án trong phạm vi thẩm quyền để đấy nhanh tiến độ các dự án. Đối với UBND các tỉnh, thành phố, BCĐ kiến nghị giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án điện nhất là các đường dây, trạm đấu nối đồng bộ với phát điện nhà máy, các dự án điện cấp bách, các dự án giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo. Chỉ đạo các địa phương trong tỉnh/thành phố phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư xử lý dứt điểm và quyết liệt các vướng mắc về giải phóng mặt bằng; có phương án hỗ trợ bảo vệ thi công hoặc cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Vinmec Cần Thơ phẫu thuật thành công chấn thương khớp gối do đá bóng

Vinmec Cần Thơ phẫu thuật thành công chấn thương khớp gối do đá bóng

(PNTĐ) - Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Vinmec Cần Thơ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối trái cho một bệnh nhân nam 36 tuổi sau hơn một thập kỷ sống chung với cơn đau. Ca phẫu thuật đặc biệt này được thực hiện bởi GS.TS.BS Trần Trung Dũng – chuyên gia đầu ngành về chấn thương chỉnh hình và y học thể thao tại Việt Nam, người từng trực tiếp điều trị cho nhiều cầu thủ chuyên nghiệp.
Thường trực Đảng ủy Petrovietnam làm việc với PV GAS

Thường trực Đảng ủy Petrovietnam làm việc với PV GAS

(PNTĐ) - Ngày 14/7, tại TP.HCM, Thường trực Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam/Tập đoàn) đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS/Tổng công ty) về định hướng chiến lược, giải pháp thực hiện kế hoạch quản trị năm 2025 và mục tiêu đến năm 2030.
Cứu sống cụ ông 77 tuổi đột quỵ do nhồi máu não, liệt nửa người tại Phú Quốc

Cứu sống cụ ông 77 tuổi đột quỵ do nhồi máu não, liệt nửa người tại Phú Quốc

(PNTĐ) - Cụ ông 77 tuổi ở Phú Quốc bị đột quỵ nhồi máu não nặng đã được cứu sống nhờ phối hợp khẩn trương giữa các cơ sở y tế trên đảo, đặc biệt là sự phản ứng nhanh trong “giờ vàng” của ekip hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc, góp phần mang lại kết quả phục hồi đầy ấn tượng.
PV GAS - những dấu ấn chuyển mình mạnh mẽ giai đoạn 2020-2025

PV GAS - những dấu ấn chuyển mình mạnh mẽ giai đoạn 2020-2025

(PNTĐ) - Với quyết tâm cao và những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã xuất sắc thực hiện thắng lợi các mục tiêu tổng quát, đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong giai đoạn 2020 - 2025. Những thành tựu này không chỉ khẳng định vị thế nòng cốt của PV GAS trong Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng, ngành năng lượng khí Việt Nam nói chung mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự chuyển dịch và phát triển bền vững trong tương lai.
Nguyễn Thanh Ngoãn – Thế hệ NCSP kế tiếp người đi tìm lửa với sáng kiến trăm tỷ và câu chuyện truyền cảm hứng

Nguyễn Thanh Ngoãn – Thế hệ NCSP kế tiếp người đi tìm lửa với sáng kiến trăm tỷ và câu chuyện truyền cảm hứng

(PNTĐ) - “Ngành Dầu khí cần tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa” - lời nói đầy cảm xúc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp mặt các điển hình tiên tiến ngành Dầu khí vào ngày 17/4/2025 vừa qua đã một lần nữa khơi dậy niềm tự hào sâu sắc về lớp người thợ dầu khí đang ngày đêm bám trụ, giữ vững mạch sống năng lượng quốc gia, trong số đó, kỹ sư Nguyễn Thanh Ngoãn - Công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn (NCSP) - điển hình tiêu biểu của thế hệ mới: bản lĩnh, sáng tạo và tận tâm.