Dạy con kỹ năng sống trong thiên tai dịch bệnh

Chia sẻ

Không chỉ dạy con những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế mà việc dạy con các kỹ năng sống một mình, hoặc sống trong môi trường thiếu sự chăm sóc của người thân trong gia đình là rất cần thiết.

Dạy con kỹ năng sống trong thiên tai dịch bệnh - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Một người mẹ nói với tôi rằng trong những ngày phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, chị đã nhận ra ngoài việc dạy con những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì việc dạy con các kỹ năng sống một mình, hoặc sống trong môi trường thiếu sự chăm sóc của người thân trong gia đình là rất cần thiết.

Người mẹ ấy ở nhà làm nội trợ, chăm con nên các con chị từ nhỏ đến lớn đều được mẹ chăm sóc mọi thứ. Từ bữa ăn, giấc ngủ, việc đưa đón đi học hàng ngày. Gần một tháng qua, chị liên tục đọc các thông tin ở tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc). Và, chị chợt nghĩ nếu một ngày nào đó, nơi gia đình chị đang sống cũng bị dịch bệnh như thế. Trường hợp vợ chồng chị đều nhiễm bệnh phải đến địa điểm cách ly, hai đứa con sẽ sống thế nào khi thiếu đi sự chăm sóc của bố mẹ hàng ngày. Trong tình cảnh đó, các con sẽ phải chuyển đến ở với người thân, họ hàng hoặc bạn bè anh chị, thậm chí là trong trung tâm xã hội nào đó để ở tạm. Bấy giờ, các con sẽ phải sống thế nào khi không được ăn uống theo sở thích, không được vui chơi, giải trí như ý muốn, những đòi hỏi không được đáp ứng như trước đây… Lẽ dĩ nhiên, chúng sẽ sốc, thậm chí là hoảng loạn, mất phương hướng khi đột ngột chuyển môi trường sống như thế. Vậy nên, chị bàn với chồng ngay bây giờ phải trang bị cho con những kỹ năng thích ứng với môi trường sống như thế.

Hàng ngày, anh chị đặt ra những giả thiết về thiên tai, dịch bệnh và gia đình họ rơi vào cảnh mỗi người phải di tản đến sống ở một môi trường khác. Chờ đến lúc mọi thứ trở lại bình thường mới trở về nhà. Hai đứa trẻ được anh chị thử thách khả năng sống xa bố mẹ, phải hòa nhập với điều kiện sống không giống như nhà mình như thế nào, chế độ ăn uống khi bị cách ly ở bệnh viện ra sao… Nhờ đó, hai đứa trẻ vững vàng hơn về tâm lý. Và giờ, nếu điều không mong muốn đó xảy ra thì anh chị cũng yên tâm rằng các con sẽ vượt qua được.

Thiết nghĩ, bài học và cách dạy con này cần được các bố mẹ lưu tâm, nhất là trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Huyền Ly

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.