Hôn nhân lủng củng vì vợ thích sống ảo

Chia sẻ

Thay vì chăm sóc hạnh phúc ngoài đời thực thì vợ tôi lại chỉ để ý đến hạnh phúc ảo trên facebook. Tình trạng này kéo dài khiến hôn nhân của chúng tôi trở nên lủng củng.

Vợ tôi là người say mê thế giới ảo và xem đó là cuộc sống lý tưởng. Không ít lần vợ chồng tôi cãi nhau vì sự so sánh giữa cuộc sống trên thế giới ảo của thiên hạ với cuộc sống đời thực trong gia đình mình. Cô ấy luôn khen hạnh phúc của thiên hạ rồi chê bai tôi đủ điều. Rồi, cô ấy cũng "sống ảo" theo bằng cách cố khoe "hạnh phúc ảo" trên Facebook (FB) cho giống mọi người. Vợ chồng cãi nhau chiến tranh lạnh cả tuần nhưng trên FB cô ấy vẫn đăng những hình ảnh hạnh phúc vui vẻ được chụp từ rất lâu trước đó. Con cái học hành chểnh mảng, ương bướng nhưng cũng được cô ấy lý tưởng hóa bằng cách bức ảnh có sự sắp đặt lúc chụp. Hôn nhân của chúng tôi đang lủng củng theo sự "sống ảo" của vợ. Tôi phải làm thế nào để vợ hết "sống ảo" đây?

Nguyendanghoang@gmail.com

Có những cuộc khảo sát định tính đưa ra kết quả rằng mức độ nghiện mạng xã hội, cuồng thế giới ảo cũng giống như nghiện thuốc lá hay nghiện rượu, rất khó để có thể "cai" được ngay tức khắc. Không riêng gì phụ nữ mà đàn ông cũng "nghiện" giống nhau, nhiều người do thất vọng trong cuộc sống thực nên càng mê đắm cuộc sống ảo. Thậm chí có nhiều người vì mê "sống ảo" mà sẵn sàng từ bỏ "sống thực".

 Vợ tôi luôn sống ảo trên facebookVợ tôi luôn sống ảo trên facebook (Ảnh: minh họa)

Tình trạng vợ chồng nghiện FB, "sống ảo" đã không còn là chuyện lạ hiện nay. Thậm chí đôi khi nó trở thành "vấn nạn" trong gia đình khi vợ chồng thay nhau "ăn ngủ" cùng FB. Có nhiều người vợ chỉ vì những lời ca tụng "mượt mà" trên FB rằng "xinh quá", "đẹp quyến rũ từng cm", "người đẹp không tuổi", "người mẹ đảm đang", "gia đình hạnh phúc số 1"... mà chăm chỉ "chăm sóc" FB hơn cả chăm sóc gia đình hàng ngày. Một ngày lên FB  100 lần, lúc nào cũng trong tình trạng chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh để đưa lên FB. Bữa cơm dọn ra, cả nhà phải cầm đũa ngồi chờ mẹ chụp ảnh mâm cơm xong mới được ăn. Đi đâu, cả nhà cũng phải "tự sướng" một vài bức để làm "tư liệu" đăng dần.

Thậm chí nhiều người còn "sống ảo" đến mức biến của người khác thành của mình. Có cô nhân dịp công ty tổ chức cuộc thi nấu ăn, liền chụp các mâm cơm, các món ăn dự thi của các tổ. Sau đó thỉnh thoảng lại đăng lên FB khoe tài nội trợ của mình hôm nay làm món này, món nọ để cải thiện cho gia đình, trổ tài đãi bố mẹ chồng... trong khi tài nấu ăn của cô chỉ đạt mức điểm 2.

Rồi có anh đi uống cà phê, nhìn thấy xe ô tô sang của ai đỗ ngoài đường bèn ghé vào làm một kiểu rồi đưa lên FB khoe khéo. Bạn bè mạng cứ thể tán dương, khen ngợi khiến chủ FB ngất ngây mấy ngày. Sự sĩ diện đã khiến cho người ta nghiện "sống ảo" từng phút từng giây. 

Vì thế, tình trạng "sống ảo" của vợ bạn không phải là hiếm có hiện nay. Để giúp vợ hết "sống ảo" không còn cách nào khác là chồng phải sống thực. Bạn cần có một cuộc trao đổi nghiêm túc với vợ về mục đích tiếp cận thế giới ảo. Cô ấy có thể dành một thời gian lên mạng để giải trí nhưng không lý tưởng hóa thế giới ảo đó.

Hãy lấy luôn ví dụ ngay trong chính gia đình mình để phân tích cho vợ hiểu thế giới ảo nhìn vậy mà không phải vậy. Vợ chồng đang giận nhau nhưng trên FB của vợ vẫn hạnh phúc nồng nàn. Con cái đang hư ngoài đời thực nhưng trên FB của vợ vẫn "ngoan".... Do đó, sự hoàn hảo trên thế giới ảo không đáng tin tưởng và không thể so sánh với ngoài đời thực.

Cùng với đó, bạn hãy dùng tình cảm, hành động thiết thực của một người chồng yêu vợ thương con để đưa vợ dần dần rời khỏi thế giới ảo, sống thực tế hơn. Hãy kéo cô ấy vào công việc chăm sóc, gần gũi, sát sao với con cái hàng ngày, chỉ cho cô ấy thấy nếu như bỏ bê trách nhiệm làm mẹ là đang đánh mất dần tương lai của con cái mình. Bạn cũng nên đề ra nguyên tắc trong việc sử dụng mạng xã hội của vợ, rằng không nên chia sẻ thông tin, chuyện riêng tư của gia đình nhiều trên đó. Bởi nó tiềm ẩn những nguy cơ cho con cái lẫn hạnh phúc gia đình. Một khi bạn lôi kéo vợ tham gia vào các hoạt động giải trí, công việc, những điều thú vị trong cuộc sống hàng ngày bên chồng con hơn là trên mạng xã hội, cô ấy sẽ thoát dần "sống ảo".

Tâm Giao 

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.