Bộ TT-TT tiếp tục khuyến cáo không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoại

Chia sẻ

Ngày 13/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT)) thêm một lần nữa khuyến cáo đến người dân không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại.

Bộ TT&TT khuyến cáo không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoạiBộ TT&TT khuyến cáo không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoại

Theo khuyến cáo mới từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) trong ngày 13/4, người dân không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Nếu gặp hiện tượng người lạ yêu cầu chuyển tiền qua điện thoại, đề nghị người dân trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.

Gần đây phòng Cảnh sát hình sự cùng Công an một số quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh liên tiếp nhận được trình báo của nạn nhân bị lừa đảo qua điện thoại.

Thực tế có nhiều người 'sập bẫy' mất số tiền từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng sau khi nghe những cuộc điện thoại có đầu số lạ, giả danh cơ quan Công an, Viện KSND, Toà án, nhân viên bưu điện, Hải quan.

Theo Thượng tá Nguyễn Đăng Nam - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh nhóm tội phạm này đánh vào tâm lý của người dân kém hiểu biết, doạ là họ có liên quan đến đường dây tội phạm như: Ma túy, rửa tiền… hoặc các vụ án hình sự khác. Thậm chí chúng còn làm giả lệnh bắt giam, khởi tố gửi đến nạn nhân thông qua mạng xã hội, làm tăng mức độ nghiêm trọng.

Chúng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và tiếp tục yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để kiểm tra. Khi các nạn nhân cố chứng minh không liên quan đến hoạt động tội phạm bằng cách sẽ thực hiện theo hướng dẫn. Khi tiền vừa được nạn nhân chuyển sẽ nhanh chóng bị rút, hoặc chuyển tới các ngân hàng trong và ngoài nước.

Vì vậy, người nhận điện thoại lạ tốt nhất là không trả lời, không gọi lại. Nếu bạn thực hiện các thao tác #90, #09… theo hướng dẫn thì các đối tượng tội phạm truy cập vào thẻ sim của bạn. Chúng dễ dàng thực hiện các cuộc gọi chi phối bạn và khủng bố bạn.

Bên cạnh đó, hàng loạt đầu số lừa đảo mà nạn nhân nhận được từ các đối tượng giả danh. Phổ biến là đầu số được mã hoá +84069… giống với đầu số Bộ Công an. Ngoài ra, tội phạm lừa qua điện thoại còn mã hoá hàng loạt đầu số khác như: +375, +371, +381, +563, +370, +255…

Những trường hợp đầu số lạ gọi đến người dân thông báo có hộp quà hay nợ cước điện thoại, nợ tiền ngân hàng thì không nên tin theo. Bên cạnh đó, trường hợp người xưng là cán bộ các cơ quan công quyền như: Công an, Viện KSND hay toà án gọi đến để làm việc điều tra, xác minh thì càng cần cảnh giác, không tin, không làm theo để tránh trường hợp bị lừa đảo.

Trước đó vào tháng 2/2020, Bộ TT-TT đã gửi tin nhắn đến người dân khuyến cáo không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Tin nhắn cũng khẳng định, nếu gặp hiện tượng trên, đề nghị người dân trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý.

Theo Hà Thanh/Kinh tế Đô thị

Theo http://kinhtedothi.vn/bo-tttt-tiep-tuc-khuyen-cao-khong-chuyen-tien-cho-nguoi-la-qua-dien-thoai-381043.html

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “cập nhật thông tin BHXH” để chiếm đoạt tài sản

(PNTĐ) - BHXH Việt Nam liên tục nhận được phản ánh về việc các đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ BHXH thực hiện các hành vi như: Gọi điện thoại, nhắn tin, hoặc gửi các đường link không rõ nguồn gốc. Các đối tượng này yêu cầu người dân và các đơn vị sử dụng lao động cập nhật thông tin với lý do: “Từ ngày 1/7/2025, cơ quan BHXH thay đổi hệ thống giao dịch điện tử, nếu không cập nhật sẽ bị gián đoạn giao dịch, không nhận được lương hưu và thẻ bảo hiểm y tế”... Đây là thủ đoạn lừa đảo.
Dầu ăn 'bẩn' - trách nhiệm không thể 'trôi' theo dầu

Dầu ăn 'bẩn' - trách nhiệm không thể 'trôi' theo dầu

(PNTĐ) - Liên quan đến vụ việc triệt phá một đường dây chế biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành cho người với số lượng đã tiêu thụ lên tới hàng chục nghìn tấn tại địa bàn tỉnh Hưng Yên, người tiêu dùng không khỏi bất an khi hàng chục nghìn tấn dầu ăn dành cho vật nuôi có thể trót lọt vào chuỗi thực phẩm cho người mà không bị phát hiện trong nhiều năm.