Tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề "Tháng 5 nhớ Bác"

Chia sẻ

Từ ngày 4 đến 31/5, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Tháng 5 nhớ Bác”, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ((Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Các hoạt động này nhằm làm điểm nhấn hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị ngày 15/5/2016 về"Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Một hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhật Bác tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.Một hoạt động kỷ niệm ngày sinh nhật Bác tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo báo cáo, Ban tổ chức đã đưa ra hai phương án hoạt động phù hợp với tinh thần phòng, chống dịch Covid-19.

Phương án 1, gồm các hoạt động với quy mô phù hợp tình hình dịch Covid-19: Nếu trong tháng 5 dịch Covid-19 chưa chấm dứt, các hoạt động thực hiện theo quy mô cuối tuần, hằng ngày và giảm quy mô của các hoạt động điểm nhấn. Khi chấm dứt dịch Covid-19, tổ chức đầy đủ các nội dung hoạt động điểm nhấn theo Kế hoạch.

Phương án 2, gồm các hoạt động tăng cường, đầy đủ như Kế hoạch khi kết thúc dịch Covid-19: Nếu đến thời điểm tháng 5 có thông báo chấm dứt dịch Covid-19, sẽ thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch đặc biệt tăng cường các hoạt động điểm nhấn để thu hút khách du lịch trong các ngày nghỉ lễ.

Chuỗi hoạt động “Tháng 5 nhớ Bác” có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào 12 dân tộc: Tày (Thái Nguyên), Dao (Hà Nội), Mông (Hà Giang), Khơ Mú (Nghệ An), Mường (Hòa Bình), Thái (Sơn La), Tà Ôi và Cơ Tu (Thừa Thiên - Huế), Ba Na (Gia Lai), Xơ Đăng (Kon Tum), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng).

Tham gia chuỗi hoạt động, các dân tộc cùng giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán dân tộc mình tại ngôi nhà chung; tình cảm, niềm tin yêu của cộng đồng các dân tộc đối với Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Điểm nhấn của chuỗi hoạt động là các chương trình: Đồng bào tại làng với Bác Hồ qua những câu chuyện kể; ca múa nhạc “Quà tháng 5 dâng Người”; Dân ca dân vũ “Muôn vàn yêu thương”; trưng bày ảnh “Bác Hồ với đồng bào”...

Hướng về Bác Hồ, đồng bào tập trung tại không gian nhà sàn đồng dân tộc Tày, tại chùa Kh’mer và tại gian nhà truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, cùng nhau kể những câu chuyện về Bác Hồ khi Người về hoạt động cách mạng tại Cao Bằng và xây dựng căn cứ địa cách mạng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đối với cụm Tây Nguyên: Tập trung tại không gian ngôi nhà truyền thống của những người con mang họ Hồ cùng nhau đọc cho nhau nghe những câu chuyện về Bác, những bài học từ cuộc đời của người một cách gần gũi nhất để đồng bào mình hiểu hơn, yêu hơn về Bác.

Ngoài ra, các hình ảnh, hiện vật… về Bác cũng được giới thiệu tại không gian “Bác Hồ và cộng đồng các dân tộc” tại Triển lãm làng III.

Hằng ngày, du khách được hướng dẫn và tham gia trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc như nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Cuối tuần, du khách cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, nghệ thuật hát Then, đàn Tính, các điệu múa chuông, múa rùa, hát Ay ray, loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, Lâm lêu, Xa za van.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.