Hà Nội giảm 154 đơn vị sự nghiệp công lập

Chia sẻ

Theo UBND TP Hà Nội, sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW, số 18, 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, trên địa bàn TP đã giảm được 154 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 1 cơ quan hành chính tương đương sở và 65 phòng trực thuộc sở.

TP Hà Nội đã sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngTP Hà Nội đã sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động (Ảnh minh họa)

UBND TP vừa báo cáo  gửi Bộ Nội vụ về kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là biên chế viên chức) và hợp đồng lao động giai đoạn 2015 - 2020. 

Đây cũng là thời điểm TP thực hiện Nghị quyết số 39 - NQ/TW, số 18, 19 - NQ/TW về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động. Sau 5 năm thực hiện các Nghị quyết trên, trên địa bàn TP đã giảm 1 cơ quan hành chính tương đương sở;  65 phòng thuộc sở và 154 đơn vị sự nghiệp công lập. 

Đến ngày 29/02/2020, số công chức của TP là 7.635 người; chưa sử dụng là 407 biên chế, trong khi số biên chế công chức được HĐND TP  phê duyệt và UBND TP giao năm 2015 là 9.408 biên chế công chức, năm 2017 là 9.116 và năm 2020 là 8.042.

Số viên chức có mặt tại thời điểm 29/02/2020 là 108.902 người, chưa sử dụng 13.434 biên chế, trong khi số biên chế viên chức được HĐND TP  phê duyệt và UBND TP giao năm 2015 là 129.272 biên chế viên chức, năm 2017 là 126.362 và năm 2020 là 122.765.

Số hợp đồng lao động có mặt tại thời điểm 29/02/2020 là 10.812 người, chưa sử dụng là 1.493 người, trong số hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ) được HĐND TP  phê duyệt và UBND TP  giao năm 2015 là 12.906 hợp đồng lao động, năm 2017 là 13.170 và năm 2020 là 12.305.

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố “quy định chi tiết một số chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và dự thảo nghị quyết “quy định cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chủ trì hội nghị.