Giá trị của lịch sử

Chia sẻ

Mấy ngày nay, cái tên Hòa Minzy bỗng “nổi bần bật” với bước đột phá khi ra mắt MV mới “Không thể cùng nhau suốt kiếp”. Sau 1 tiếng ra mắt, MV đã có trên 1 triệu lượt view, và sau 3 ngày đạt gần 10 triệu lượt xem, chiếm giữ vị trí số1 trending của Youtube Việt Nam, đồng thời lọt top thịnh hành của YouTube tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Giá trị của lịch sử - ảnh 1"Không thể cùng nhau suốt kiếp" là một bản ballad buồn.

Điều đáng nói là bối cảnh của MV này – xứ Huế mộng mơ với điệu hò trên sông Hương và không gian kiến trúc cung đình đẹp như mơ trong Cung An Định thuộc Di sản Cố đô Huế - bỗng chốc trở nên hot trên mạng xã hội. Hàng triệu người vì xem MV này đã tò mò tìm hiểu về di sản kiến trúc này, và cả câu chuyện diễn ra trong đó được dùng làm “cốt truyện” cho MV: chuyện tình cảm giữa vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương.

Công bằng mà nói, nếu không có phần video cổ trang hấp dẫn này, thì sẽ không có nhiều điều để nói về ca khúc "Không thể cùng nhau suốt kiếp" của Hòa Minzy. Dù cũng lọt tai, dễ nghe nhưng không có gì đặc biệt về mặt âm nhạc, còn có hơi hướng ủy mị, não tình. Thế nhưng phần hình ảnh đã “giải cứu” được ca khúc, và không những thế, ekip sản xuất đã tạo ra một sự cộng hưởng hiếm thấy khi gắn kết cảm xúc của bài hát với câu chuyện được cho là có thật trong hoàng cung nhà Nguyễn. Có thể nói, phần hình ảnh chính là một sự sáng tạo riêng biệt của đạo diễn và ekip, để "Không thể cùng nhau suốt kiếp" là một phim ngắn cổ trang lịch sử, được kể một cách chuyên nghiệp, được quay một cách công phu, tất cả lồng vào trong một bài hát mới, tạo cho MV một giá trị kép.

Trong thời đại 4.0, trong văn hóa nghe nhìn của công chúng, yếu tố “nhìn” chiếm một vị trí ngày càng chính yếu. Bởi thế, các nghệ sĩ nói chung khi tung ra các sản phẩm mới đều đầu tư cho MV ngày càng “khủng” với những hình ảnh hấp dẫn. Tuy nhiên, không ít nghệ sĩ đổ tiền vào MV tốn kém không khác gì làm một bộ phim điện ảnh ngắn, nhưng đổi lại, chỉ tạo ra những thứ đèm đẹp, vô hồn. Bỏ qua những MV gây phản cảm vì đi quá đà, có rất nhiều trường hợp chất lượng của video trong MV không tương xứng với số tiền bỏ ra. Một số MV còn chạy theo khuynh hướng “sùng ngoại”, chọn bối cảnh sang chảnh ở nước ngoài, gây tốn kém không cần thiết, hay bắt chước phim cổ trang Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ…

Trong bối cảnh đó, rất đáng hoan nghênh khi ekip sản xuất MV đã biết trở về khai thác các giá trị lịch sử và truyền thống. Năm 2019, chúng ta đã chứng kiến sự nở rộ của các MV khai thác các giá trị kinh điển của văn học, nghệ thuật Việt Nam như “Để Mị nói cho mà nghe” (Hoàng Thùy Linh, khai thác hình tượng nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài), “Tấm Cám” (Chi Pu, là một cách kể khác đi cổ tích Tấm Cám với bối cảnh triều đình phong kiến Việt Nam), là “Hết thương cạn nhớ” của Đức Phúc (khai thác các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao). Giá trị của lịch sử, truyền thống đã tạo ra chiều sâu cho các MV này, khiến chúng dễ dàng đi vào trong công chúng và nhận được những sự tán thưởng nhiệt liệt.

Với "Không thể cùng nhau suốt kiếp", êkip Hòa Minzy đã khai thác được câu chuyện lịch sử giàu cảm xúc về một câu chuyện tình nổi tiếng Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết - đó là chuyện tình của vua Bảo Đại với hoàng hậu Nam Phương. Ngoài việc tái hiện lịch sử, ê kíp Hòa Minzy còn thành công trong việc tôn vinh vẻ đẹp của di sản kiến trúc Việt Nam thông qua các cảnh quay trong cung An Định.

Xem MV, dư luận vô cùng ngạc nhiên về vẻ đẹp tiềm ẩn này của xứ Huế, bởi không phải ai cũng biết về Cung An Định, một công trình kiến trúc đặc sắc và đầy tâm huyết được vua Khải Định với phong cách kiến trúc tân cổ điển của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cung An Định cũng là điểm check in không thể bỏ qua khi đến thăm cố đô Huế.

Yếu tố lịch sử, truyền thống đã tạo chiều sâu cho MV của Hòa Minzy, và đến lượt mình, MV này lại tạo nên sức hút trở lại cho chính lịch sử, truyền thống ấy. Đó là một tín hiệu vui cho văn hóa và du lịch thời hậu Covid-19.

MỸ NGUYỄN 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.