Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử

Chia sẻ

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 701/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Ủy ban.

Phó Chủ tịch Ủy ban gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Phó Chủ tịch Thường trực); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ủy viên Ủy ban gồm bộ trưởng các bộ: Công an, Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT.

Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử có chức năng, nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

Đồng thời, Ủy ban giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.

Ủy ban còn có nhiệm vụ cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh.

Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng và có tổ phó gồm thứ trưởng các bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Xây dựng; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp vụ của các bộ, cơ quan: Công an, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo và chuyên gia Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty cổ phần FPT và một số chuyên gia về chính phủ điện tử, chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Tổ công tác; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.

Các thành viên của Ủy ban và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

A.T/HNM

Theo http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/968551/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-lam-chu-tich-uy-ban-quoc-gia-ve-chinh-phu-dien-tu

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố “quy định chi tiết một số chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và dự thảo nghị quyết “quy định cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chủ trì hội nghị.