Tiếng nói trẻ em được lắng nghe

Chia sẻ

Sáng ngày 28/5/ 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến, góp ý xây dựng đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 - 2025.

Trẻ em - Đối tượng yếu thế trên môi trường internet cần được bảo vệ bởi nhiều thiết chếTrẻ em - Đối tượng yếu thế trên môi trường Internet cần được bảo vệ bởi nhiều thiết chế.
Trong thế giới phẳng do Internet tạo ra như hiện nay đang tiềm ẩn những nguy cơ đối với trẻ em rất lớn trong khi các thiết chế để đảm bảo an toàn cho các đối tượng này ở Việt Nam vẫn đang là "lỗ hổng" rất lớn. Hiện nay, Việt Nam có hơn 24 triệu trẻ em dưới 16 tuổi. Khi công nghệ và internet len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, trẻ em là đối tượng đón nhận nhanh nhất những thông tin trên mạng. Đồng thời, đây cũng là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và những vấn đề tiêu cực trên mạng internet.

Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước luôn coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển con người. Việt Nam đã có Luật Trẻ em năm 2016; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Luật An toàn thông tin năm 2018; Luật An ninh mạng 2018... liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Luật. Tuy nhiên, trên môi trường mạng internet, còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em.

Toàn cảnh Hội thảoToàn cảnh Hội thảo

Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng” giai đoạn 2020 - 2025 sẽ lắng nghe ý kiến của trẻ em giúp xây dựng hệ sinh thái số an toàn cho công dân số trẻ của đất nước.

Đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ công an, Đoàn thanh niên, Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện.

Với những kinh nghiệm, hoạt động đã thực hiện liên quan đến nội dung giáo dục công dân số và đồng hành cùng trẻ em an toàn trên môi trường mạng, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đang làm chuyên gia tham vấn, tham gia xây dựng đề án và lấy ý kiến trẻ em cho dự thảo đề án.

Để lắng nghe thêm tiếng nói của trẻ em, năm 2019, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) đã điều phối triển khai Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam. Các kết quả của khảo sát sẽ được công bố trong chương trình Công bố Báo cáo Khảo sát Tiếng nói trẻ em Việt Nam – Young Voices in Vietnam, diễn ra vào ngày 2/6 tới.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.