“Tháo gỡ” nỗi lo tìm chỗ gửi con của nữ công nhân

Chia sẻ

Ngày 27/5/2020, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức tổng kết đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2014-2020” (Đề án 404) ; Triển khai nhiệm vụ Đề án sau năm 2020 gắn với thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2020.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình-Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao  Bằng khen cho 3 tập thể là Hội LHPN quận Hoàng Mai, huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn có thành tích trong thực hiện Đề ánBà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình-Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao Bằng khen cho 3 tập thể là Hội LHPN quận Hoàng Mai, huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn có thành tích trong thực hiện Đề án

Ghi nhận kết quả sau 7 năm thực hiện Đề án cho thấy, với sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã hỗ trợ, phát triển vượt chỉ tiêu số nhóm trẻ độc lập tư thục tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX), qua đó giúp không ít nữ công nhân giải tỏa nỗi lo tìm chỗ gửi con an toàn trong lúc làm việc.

“Chỗ dựa” của các nhóm trẻ độc lập tư thục

Theo bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, thực hiện sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, UBND Thành phố Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội đã tích cực triển khai Đề án giai đoạn 2014-2020 đạt nhiều kết quả tích cực. Hội đã chỉ đạo các quận, huyện tiến hành rà soát, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ ở địa bàn gần KCN, KCX có nhu cầu, nguyện vọng và đầy đủ điều kiện theo quy định của Sở GD-ĐT đứng ra thành lập các nhóm trẻ độc lập tư thục.

Các đại biểu tham dự  Hội nghị tổng kết Đề ánCác đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết Đề án

Giai đoạn 2014-2020, Hội LHPN Thành phố và Hội LHPN 12 quận, huyện có KCN, KCX, cụm công nghiệp đã có nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các trường/ lớp/ nhóm trẻ như: hoàn thiện thủ tục thành lập; tập huấn 188 buổi phổ biến kiến thức, trang bị kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp....cho 20.594  lượt các chủ nhóm, bảo mẫu, giáo viên, người chăm sóc trẻ, các ông bố, bà mẹ có con trong độ tuổi; hỗ trợ tặng đồ chơi, đồ dùng cho các nhóm, lớp, huy động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ kinh phí mua sắm, nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, vui chơi của trẻ… với tổng giá trị 748 triệu đồng.

Đến nay, Hội phụ nữ 12 đơn vị đã hỗ trợ, hoạt động 44 nhóm (15 nhóm thành lập mới, 29 nhóm hỗ trợ kiện toàn), vượt 9 nhóm trẻ so với mục tiêu đề ra (đạt tỷ lệ 125%).

Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tặng Bằng khen cho 2 cá nhân có thành tích trong thực hiện Đề ánBà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tặng Bằng khen cho 2 cá nhân có thành tích trong thực hiện Đề án

Bên cạnh đó, đại diện Hội LHPN quận, huyện, cơ sở cũng đã tham gia đoàn kiểm tra giám sát các nhóm trẻ độc lập tư thục trên địa bàn, giám sát về an toàn thực phẩm, chăm sóc trẻ, điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường...

Qua giám sát, đã yêu cầu giải thể 3 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục vì các lý do như cơ sở vật chất không đảm bảo, nhóm thiếu giáo viên, không thu hút được trẻ, thay đổi chủ và chủ mới không đủ điều kiện mở lớp hoặc chủ nhóm tự giải thể...

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình-Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghịBà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình-Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. 

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình-Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thay mặt cho Ban điều hành Đề án cấp Trung ương đã ghi nhận những kết quả mà Hội LHPN Hà Nội đã đạt được trong thực hiện Đề án. Trong số 19 tỉnh, thành trên cả nước đang triển khai Đề án, Hà Nội có cách đi riêng. Thay vì thành lập Ban Chỉ đạo Đề án do lãnh đạo UBND làm trưởng ban, Hội LHPN làm Phó ban, tại Hà Nội, Hội LHPN đã được giao trực tiếp chủ trì Đề án. Từ đó, Hội LHPN Hà Nội đã có sự chủ động, sáng tạo, dốc sức triển khai hiệu quả Đề án. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cũng chỉ đạo Hội LHPN Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục bảo toàn, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại 44 nhóm trẻ độc lập tư thục; phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tập trung công tác giám sát tại cộng đồng; đề xuất thêm các chính sách hỗ trợ về chế độ giáo viên, cơ sở vật chất… cho các nhóm lớp. Ngoài ra, Hội LHPN Hà Nội cần khẩn trương xây dựng kế hoạch Đề án 404 trong giai đoạn mới, gắn với Đề án phát triển giáo dục mầm non đến năm 2025;

 Tiếp tục nhiều hoạt động hỗ trợ trong thời gian tới

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nhiều ý kiến tại Hội nghị cũng đã thẳng thắng chỉ ra những khó khăn, tồn tại mà nhóm trẻ độc lập tư thục tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang gặp phải, qua đó  kiến nghị giải pháp hỗ trợ.

Theo bà Đặng Thị Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy phường Mai Động, quận Hoàng Mai, một trong các quận đang triển khai Đề án, qua khảo sát năm 2017 cho thấy có khoảng hơn 30%  trên tổng số 52,6% lao động nữ làm việc tại các KCN và lân cận đang gửi con ở các nhà trẻ tư nhân hoặc nhóm trẻ, cơ sở mầm non tư thục. Tuy nhiên, quy mô của các nhóm, lớp này vẫn còn hạn chế, thường tận dụng nhà dân làm phòng giữ trẻ. Tại một số nhóm, lớp chưa được cấp phép, người trông giữ trẻ chưa có trình độ chuyên môn theo quy định; thiếu kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Sóc Sơn cũng cho biết, trên địa bàn huyện hiện có khoảng trên 8 nghìn công nhân nữ với nhu cầu gửi con rất cao. Nhìn chung số trường lớp, trên địa bàn huyện đã đáp ứng được số trẻ ra lớp, tuy nhiên giờ giấc hoạt động của các trường, lớp lại chưa phù hợp với nhu cầu gửi con (gửi sớm, đón muộn) của công nhân. Trong khi đó, tại một số nhóm trẻ tư thục còn hạn chế một số vấn đề như: Thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ về nuôi dạy trẻ; các nhóm tư thục độc lập chỉ dừng lại ở việc trông trẻ là chính chứ chưa đầu tư cho dạy và học, người giữ trẻ phần lớn là người lớn tuổi không có trình độ, cơ sở vật chất hạn chế...

Tại Hội nghị, các cấp Hội LHPN Hà Nội đều mong  muốn trong thời gian tới, sẽ nhận được sự phối hợp tích cực hơn nữa của các cấp, ngành, bổ sung các chính sách, cơ chế đặc thù... nhằm hỗ trợ, phát triển hơn nữa các nhóm trẻ độc lập tại các KCN, KCX.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghịCác đại biểu phát biểu tại Hội nghị.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương, thời gian tới, Hội LHPN Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ Hội các cấp, chủ nhóm trẻ, giáo viên bảo mẫu, người chăm sóc trẻ, cha mẹ trẻ, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi; tổ chức các hoạt động học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện đề án giữa các tỉnh, thành phố…

Tại Hội nghị, Hội LHPN Hà Nội đã khen thưởng 3 tập thể, 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2014-2020”.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.