Thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín chấp của Hội Phụ nữ

Chia sẻ

Hội LHPN Hà Nội là đoàn thể có dư nợ lớn (chiếm trên 50%) tổng số dư nợ ủy thác toàn TP của Ngân hàng Chính sách xã hội qua các hội, đoàn thể). Với sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của hai bên, hoạt động ủy thác vay vốn ngày càng đi vào nền nếp, đạt hiệu quả cao.

Từ nguồn vốn vay ủy thác của Hội, nhiều hội viên xã Ba Trại, huyện Ba Vì có thêm điều kiện phát triển nghề truyền thống trồng chè sạchTừ nguồn vốn vay ủy thác của Hội, nhiều hội viên xã Ba Trại, huyện Ba Vì có thêm điều kiện phát triển nghề truyền thống trồng chè sạch

Những đồng vốn ý nghĩa

Ngày 28/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, giai đoạn 2015-2019.

Đến hết năm 2019, các cấp Hội Phụ nữ (PN) trên địa bàn TP có 3.925 tổ PN tiết kiệm và vay vốn, 131.733 hộ gia đình vay 14 chương trình, với tổng dư nợ hơn 4.730 tỷ đồng (tăng 173% so với năm 2014). Trong đó cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên giảm và cho vay tăng ở các chương trình hộ thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm…

Hội PN cơ sở thường xuyên nắm bắt nhu cầu vay vốn của hội viên; thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo đúng quy định. Các tổ TK&VV duy trì tiền gửi tiết kiệm của các thành viên hàng tháng và nộp cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương; 100% tổ TK&VV tham gia gửi tiết kiệm từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng với tổng dư nợ là 249 tỷ đồng. Qua đánh giá xếp loại, tổ tiết kiệm vay vốn đến hết năm 2019 có 3.902 tổ xếp loại tốt (chiếm tỷ lệ 99,4%).

Sau 5 năm, cùng với nhiều nguồn lực, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 11.470 hộ gia đình phụ nữ thoát nghèo, tạo việc làm cho hơn 25.000 lao động có thu nhập ổn định; sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, trang trải chi phí học tập; xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.

Tại hội nghị, đại diện Hội LHPN các quận, huyện đã phát biểu tham luận chia sẻ những kinh nghiệm trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn vay ủy thác, cách thức huy động tiết kiệm dân cư; kiểm soát vốn vay, không để xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn… Đại diện các cơ sở Hội cũng kiến nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tăng nguồn vốn vay, thời gian vay, giảm lãi suất cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, cải tiến quy trình thủ tục công khai, chặt chẽ, dễ thực hiện…

Đấy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng hoạt động tổ vay vốn

Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội Phạm Văn Quyết đánh giá cao kết quả vượt bậc mà Hội LHPN Hà Nội đạt được sau 5 năm thực hiện hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, được thể hiện qua sự tăng trưởng cao của dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,03% thấp hơn so với mức chung của toàn chi nhánh; trong đó 11 đơn vị quận, huyện không có nợ quá hạn. Các cấp Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tiết kiệm.

Trong thời gian tới, ông Phạm Văn Quyết mong muốn các cấp Hội cần tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV, thường xuyên kiểm tra giám sát, kịp thời kiện toàn nhân sự; tiến hành bình xét, rà soát với hộ vay vốn và nâng mức dư nợ bình quân tại hơn 1.100 tổ TK&VV có mức dư nợ dưới 1 tỷ…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương đã biểu dương, ghi nhận kết quả và những nỗ lực lớn của các cấp Hội trong việc thực hiện hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2015 - 2019. Thông qua hoạt động tín chấp, các cấp Hội đã đổi mới nội dung hoạt động; giúp đỡ chị em phụ nữ thoát nghèo, góp phần khuyến khích hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động do Hội phụ nữ tổ chức.

Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, để làm tốt hơn hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương đề nghị các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên về tín dụng chính sách xã hội, coi đây là nhiệm vụ chính trị góp phần đảm bảo an sinh xã hội, từ đó khắc phục tình trạng e dè trong triển khai nội dung hoạt động ủy thác. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các nội dung đã được ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó cần quan tâm hoạt động của tổ TK&VV – “hạt nhân” trong tổ chức hoạt động ủy thác tại cơ sở, tập trung rà soát đội ngũ cán bộ hiện hành để kịp thời củng cố kiện toàn, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận.

ĐỨC HẠNH 

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.