Giúp trẻ quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường

Chia sẻ

Hướng tới Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và Ngày Đại dương Thế giới 8/6, nhiều cuốn sách được ra mắt nhằm nâng cao hiểu biết và sự quan tâm đến các vấn đề tự nhiên môi trường của các độc giả nhỏ.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Thông qua những cuốn sách, các em nhỏ có thể nâng cao hiểu biết và sự quan tâm đến các vấn đề môi trường, từ đó có những hành động thiết thực, ý nghĩa.

Giúp trẻ quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường - ảnh 2

Có thể kể đến các bộ sách của NXB Kim Đồng như: Bộ sách Công dân nhí bảo vệ tự nhiên gồm 5 cuốn, mỗi cuốn đề cập tới một vấn đề môi trường: Rác thải, Nước, Đa dạng sinh học, Năng lượng, Không khí. Mỗi cuốn sách được kết cấu với 3 nội dung lớn: Phần đầu tiên Tớ khám phá cung cấp cho các em những kiến thức khoa học và thực tiễn về các vấn đề như: Nước là gì, chu trình của rác thải, sự ngăn nắp của không khí, năng lượng là gì…; phần thứ hai Tớ hiểu làm rõ thực trạng của vấn đề, đánh giá đúng vai trò của tác thải, năng lượng, nước, không khí, đa dạng sinh học đến đời sống tự nhiên của con người; phần cuối Tớ hành động chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể những hành động mà mỗi công dân nhí có thể thực hiện được ngay để bảo vệ tự nhiên như: Làm sao để chữa bệnh cho nước, cách tái sử dụng các đồ vật để giảm thiểu rác thải, những thói quen tiết kiệm năng lượng…

Cuốn "Hiệp sĩ nước sạch" là câu chuyện về người thật, việc thậtCuốn "Hiệp sĩ nước sạch" là câu chuyện về người thật, việc thật của cô bé 10 tuổi vẽ về hành trình làm thiện nguyện của mình.

Cuốn Hiệp sĩ nước sạch là câu chuyện về người thật, việc thật của Sawyer Andersen - cô bé 10 tuổi, viết và vẽ về hành trình làm thiện nguyện của mình để mang nước sạch đến với người dân châu Phi. Hành trình ấy bắt đầu khi cô bé được nghe cha kể về đời sống khó khăn khi không có nước sạch của người dân ở đây, những bạn nhỏ như mình và thậm chí còn bé hơn, hàng ngày phải đi bộ rất xa để tìm nước ở chiếc giếng hay ao bẩn mà như thế đã là may mắn lắm.

Trong cuốn sách, bạn nhỏ người Mỹ Sloane - chính là Sawyer Andersen ở ngoài đời - biết rằng, để một người dân ở châu Phi có nước sạch dùng cả đời sẽ cần 50 đô la. Số tiền đó trở thành mục tiêu để em bắt tay vào hành động. Em bán bánh quy của bà trong hội chợ dịp cuối tuần và ý tưởng tốt đẹp của em đã được ủng hộ, em đã gây quỹ được 188 đô la. Thành công đó đã giúp em tự tin tiếp tục và dự án bán bánh quy đã có đủ tiền giúp một ngôi làng châu Phi có được một chiếc giếng sạch. Em muốn giúp được nhiều ngôi làng hơn nữa, từ bán bánh quy của bà làm, em tự tay thiết kế và may túi mang tên Hy vọng với khẩu hiệu "một chiếc túi - một sự sống".

Sawyer Andersen đã kể và vẽ lại câu chuyện thiện nguyện tràn đầy cảm hứng của mình trong cuốn sách Hiệp sĩ nước sạch và tiếp tục truyền đi thông điệp "Trẻ em cũng có thể tạo ra sự khác biệt".

Trước khi dịch Covid-19 tràn đến Mỹ thì Sawyer đã thực hiện hơn 100 bài thuyết trình về tầm quan trọng của nước sạch và việc giúp đỡ trẻ em ở những vùng khó khăn tiếp cận với nước sạch, huy động được hơn 125.000 đô la Mỹ và xây được 44 giếng nước sạch cho trẻ em châu Phi.

Anh Phạm H. Đăng người dịch cuốn sách này là người không xa lạ với công chúng Việt Nam khi được biết đến là “người Việt ở phố Wall”. Anh Đăng có cơ hội được gặp gỡ với Sawyer Andersen tác giả cuốn sách “Hiệp Sĩ” Nước Sạch”. Cảm kích trước tấm lòng và nỗ lực của cô bé Sawyer Anderson, Đăng mong muốn được giới thiệu cuốn sách của cô bé với bạn đọc Việt Nam với hi vọng những bạn nhỏ có thể được truyền cảm hứng để ngoài việc học tốt thì còn biết quan tâm đến những người kém lợi thế hơn mình và cộng đồng nói chung.

“Trẻ em cũng có thể tạo ra sự khác biệt” không chỉ là thông điệp của “Hiệp sĩ Nước Sạch" mà còn là mong muốn và sự gửi gắm của người làm sách đến thiếu nhi Việt Nam – Những công dân nhí sống Xanh sống có trách nhiệm qua Tủ sách Môi trường này.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.