Ba Đình: Nữ lao động nhập cư cần hiểu biết pháp luật để bảo vệ bản thân

Chia sẻ

Ngày 20/6, Hội LHPN phường Phúc Xá, quận Ba Đình đã tổ chức hội nghị “Tuyên truyền pháp luật cho nữ lao động nhập cư” nhằm trang bị kiến thức, nâng cao ý thức pháp luật cho nữ lao động nhập cư và cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn.

Dự hội nghị có các đồng chí: Dương Thị Lý Anh - Trưởng ban Luật pháp chính sách - Hội LHPN Hà Nội; Lê Thị Thúy Kiều - Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình cùng gần 100 cán bộ, hội viên phụ nữ và nữ lao động nhập cư trên địa bàn phường.

Đồng chí Dương Thị Lý Anh- Trưởng ban Luật pháp chính sách Hội LHPN Hà Nội phố biến kiến thức luật pháp tại Phúc XáĐồng chí Dương Thị Lý Anh- Trưởng ban Luật pháp chính sách Hội LHPN Hà Nội phố biến kiến thức luật pháp tại Phúc Xá

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Dương Thị Lý Anh - Trưởng ban Luật pháp chính sách - Hội LHPN Hà Nội thông tin về tình hình lao động di cư, những thách thức của người di cư ra thành phố làm ăn phát triển kinh tế. Theo đồng chí Dương Thị Lý Anh, phần lớn những người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị có trình độ tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, chưa được trang bị những hiểu biết cần thiết về điều kiện lao động công nghiệp, về môi trường sinh sống ở đô thị nên họ thường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, không biết bảo vệ các quyền và quyền lợi của người lao động do luật pháp quy định…

Đa số người lao động tự do và thường chấp nhận làm việc không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận miệng về tiền công, việc làm với chủ sử dụng lao động. Vì vậy, thời gian lao động của họ thường bị kéo dài hơn thời gian do luật định; chế độ nghỉ ngơi không bảo đảm; khi ốm đau không được chăm sóc sức khỏe…

Đa số người lao động tự do và thường chấp nhận làm việc không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận miệng về tiền công, việc làm với chủ sử dụng lao động.Đa số người lao động tự do và thường chấp nhận làm việc không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận miệng về tiền công, việc làm với chủ sử dụng lao động.

Chính vì vậy, những người lao động di cư có  nguy cơ bị bóc lột, lạm dụng: do  trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật. Ngoài những khó khăn mà chị em phải đối mặt như nam giới thì họ luôn phải đề phòng nạn cướp bóc, trấn lột, bạo hành, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu lắng nghe những thông tin trao đổi, phổ biến kiến thức về một số quy định của Hiến pháp như tại điều 26, Hiến pháp 2013 quy định Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nhiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Quy định trong các đạo luật không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm nguyên tắc nam, nữ bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về giới mà còn có các chính sách là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Những nội dung cơ bản Bộ luật lao động, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Cư trú, Luật đất đai, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân… giúp cán bộ hội viên phụ nữ nhất là các nữ lao động nhập cư hiểu và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Những nội dung cơ bản Bộ luật lao động, Luật phòng, chống bạo lực gia đình… giúp cán bộ hội viên phụ nữ nhất là các nữ lao động nhập cư hiểu và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.Những nội dung cơ bản Bộ luật lao động, Luật phòng, chống bạo lực gia đình… giúp cán bộ hội viên phụ nữ nhất là các nữ lao động nhập cư hiểu và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. 

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.