Bước "chuyển mình" của công tác Hội những năm đầu thời kỳ Đổi mới

Chia sẻ

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI (1987) được xem là dấu mốc trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội. Đại hội xác định phải chuyển mạnh hoạt động thiết thực của Hội xuống cơ sở, địa bàn dân cư, đi sâu vào từng đối tượng, vận động giáo dục phụ nữ; tập trung mọi hoạt động của Hội vào việc đấu tranh thực hiện các chính sách xã hội

Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Định thăm hỏi các nữ thương binh nặng ở TPHCM năm 1992

Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Định thăm hỏi các nữ thương binh nặng ở TPHCM năm 1992.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống của các tầng lớp phụ nữ mặc dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn: một bộ phận đáng kể phụ nữ không có hoặc không đủ việc làm, thu nhập thấp; nhiều chị em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, sức khỏe giảm sút; phụ nữ bị phân biệt đối xử, là nạn nhân của các tệ nạn xã hội như: mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan...; một bộ phận phụ nữ giảm sút lòng tin, sa vào lối sống thực dụng, ích kỷ, vi phạm pháp luật ...

Chính vì thế , nhu cầu cấp thiết của đa số phụ nữ lúc đó chính là nhu cầu có việc làm với mức thu nhập ổn định, nhu cầu chăm sóc sức khỏe... Cùng với bước tiến của quá trình đổi mới, nhu cầu của phụ nữ cũng không ngừng phát triển: nhu cầu việc làm với mức thu nhập tăng; nhu cầu học nghề, tạo việc làm, có thu nhập, có tích lũy, thành đạt trong nghề nghiệp...; nhu cầu được nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống tinh thần; nhu cầu được giao lưu văn hóa, nhu cầu du lịch, làm đẹp, thể dục thể thao, tín ngưỡng tôn giáo, tham gia các hoạt động xã hội ...

Vì quyền lợi chính đáng của phụ nữ, vì sự phát triển của phong trào phụ nữ, cũng chính vì sự phát triển chung của đất nước, với chức năng và trách nhiệm của Hội – là nòng cốt trong phong trào phụ nữ, yêu cầu đối với Hội là phải đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, bỏ những cái sai, lạc hậu, giữ lại duy trì và phát huy những cái tốt; những cái đúng nhưng chưa hiệu quả, chưa làm tốt thì cần phải thay đổi để tổ chức cho hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. 

Công nhân tại một nhà máy dệt may ở TPHCM, năm 1988Công nhân tại một nhà máy dệt may ở TPHCM, năm 1988

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI (1987) xác định phải chuyển mạnh hoạt động thiết thực của Hội xuống cơ sở, địa bàn dân cư, đi sâu vào từng đối tượng, vận động giáo dục phụ nữ; tập trung mọi hoạt động của Hội vào việc đấu tranh thực hiện các chính sách xã hội và chăm lo đời sống mọi mặt của phụ nữ.

Năm 1989, xuất phát từ yêu cầu thực tế, TƯ Hội LHPN Việt Nam đã ra Chỉ thị số 21/CT ngày 28/02/1989 về phát động 2 cuộc vận động: "Nuôi dạy con tốt; góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học";  "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế" nhằm phát huy vai trò tiềm năng của các tầng lớp phụ nữ thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm động viên phụ nữ hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình - một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, góp phần giải quyết trình trạng suy dinh dưỡng, bỏ học ở trẻ nhỏ. Thông qua đó chăm sóc xây dựng người phụ nữ tiến bộ, thực hiện quyền làm chủ, bình đẳng của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước và tổ chức cuộc sống gia đình; củng cố tổ chức Hội, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn liền giáo dục chính trị với chăm lo lợi ích thiết thực của phụ nữ.

Theo tài liệu TƯ Hội LHPN Việt Nam
 

Theo https://phunuvietnam.vn/buoc-chuyen-minh-cua-cong-tac-hoi-nhung-nam-dau-thoi-ky-doi-moi-20200623210516052.htm

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN phường Yên Hòa tổ chức gặp mặt cán bộ hội phụ nữ phường

Hội LHPN phường Yên Hòa tổ chức gặp mặt cán bộ hội phụ nữ phường

(PNTĐ) - Chiều 18/7, Hội LHPN phường Yên Hòa tổ chức gặp mặt cán bộ hội phụ nữ nói chuyện chuyên đề về Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn tổ ấm nền tảng của xã hội, đóng góp cho xã hội; chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Phó chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Mỹ Hoa; Bí thư Đảng ủy Chủ tịch HĐND phường Yên Hòa Nguyễn Quốc Khánh dự hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội LHPN phường Nghĩa Đô

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội LHPN phường Nghĩa Đô

(PNTĐ) - Chiều ngày 18/7, Hội LHPN phường Nghĩa Đô tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức Hội và công tác cán bộ; Gặp mặt Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Chi hội trưởng phụ nữ phường Nghĩa Đô. Đồng chí Lê Kim Anh, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội dự và chỉ đạo hội nghị.
Hội LHPN phường Hoàng Mai họp Ban chấp hành mở rộng, chung tay xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

Hội LHPN phường Hoàng Mai họp Ban chấp hành mở rộng, chung tay xây dựng đô thị văn minh, hiện đại

(PNTĐ) - Sáng ngày 17/7/2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Hoàng Mai trang trọng tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ nhất, chính thức ra mắt bộ máy lãnh đạo mới sau sáp nhập địa giới hành chính. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm của hơn 8.200 hội viên phụ nữ cùng chung tay xây dựng một phường Hoàng Mai văn minh, hiện đại, và kiến tạo cảnh quan đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp.