Hoàn thành bồi thường cho người dân trong tháng 7

Chia sẻ

Liên quan đến sự cố người dân chặn xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn, ngày 17/7, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP đã có buổi đối thoại trực tiếp với người dân vùng ảnh hưởng môi trường Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn để tháo gỡ các vướng mắc.

Xe chuyên chở vận chuyển rác về Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.Xe chuyên chở vận chuyển rác về Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Bảo đảm quyền lợi tối đa cho người dân

Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn chia sẻ những khó khăn, vất vả với người dân các xã sống quanh các bãi rác trên địa bàn TP nói chung và người dân 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ thuộc huyện Sóc Sơn nói riêng. Đồng thời muốn lắng nghe ý kiến của người dân và cán bộ địa phương, trên cơ sở đó, lãnh đạo các sở, ngành của TP sẽ thông tin, giải đáp băn khoăn, kiến nghị của người dân. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền, đoàn công tác sẽ tiếp thu và báo cáo tập thể lãnh đạo TP thống nhất phương án tháo gỡ.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng cho biết, đối với diện tích đất mà người dân đang sử dụng, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ghi như thế nào thì khi đền bù, diện tích được tính đền bù sẽ đúng như thế. Với những hộ được cấp GCNQSDĐ trên 400m2, trong đó có hộ được cấp 1.700m2, 2.000m2 là vượt hạn mức được cấp, không đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan cấp GCNQSDĐ cho hộ đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Về những kiến nghị của người dân liên quan đến việc tính vị trí đất ở của người dân bị thu hồi và vị trí được nhận tại khu tái định cư, ông Nguyễn Quốc Hùng đề nghị huyện Sóc Sơn phải kiểm tra lại ngay, nếu sai phải sửa cho đúng, và khẳng định TP bố trí đủ kinh phí và giải ngân ngay đối với các thửa đất đã hoàn thành hồ sơ. Đồng thời, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cử cán bộ xuống hỗ trợ huyện Sóc Sơn đo đạc, kiểm đếm diện tích đất để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn lưu ý: Huyện, các xã và người dân tiếp tục giám sát, theo dõi việc tổ chức thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án trên tinh thần bảo đảm quyền lợi tối đa cho người dân; đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi. Huyện Sóc Sơn phải hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp cho người dân trong tháng 7; đối với đất ở hoàn thành trong năm 2020.

Ngoài thực hiện các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, huyện Sóc Sơn và các xã cần đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục... cho người dân các xã vùng ảnh hưởng của bãi rác Nam Sơn. Đối với dự án tái định cư, phải thực hiện tốt công tác xây dựng hạ tầng để người dân đến ở thuận tiện nhất.

Ổn định cuộc sống cho người dân

Về công tác ổn định cuộc sống người dân quanh Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 17/7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nêu rõ, TP đã chuẩn bị xong nhà tái định cư để di dân khỏi vùng ảnh hưởng. Vướng mắc cơ bản nhất hiện nay là việc hạn định nguồn gốc đất để đền bù. Ngoài ra, có những giai đoạn, công tác phục vụ đền bù thực hiện chưa đúng dẫn đến người dân hiểu lầm, bức xúc.

TP đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các nhà máy xử lý rác, năm 2017 đã khánh thành nhà máy xử lý rác thải độc hại ở Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn theo công nghệ đốt và phát điện, với công suất 75 tấn/ngày đêm. Tại khu vực này tiếp tục có 3 nhà đầu tư đăng ký dự án đốt rác phát điện. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tiến độ xây dựng nhà máy đốt rác phát điện bị ảnh hưởng, song trong năm nay, một dự án sẽ hoàn thành, với công suất 4.000 tấn/ngày đêm. Đến quý I/2022, TP sẽ khánh thành một nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày đêm. Khi đó, cơ bản rác thải của TP sẽ được xử lý đốt để phát điện.

Để giải quyết sự cố người dân chặn xe vận chuyển rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), Phó Chủ tịch UBND TP đồng ý với kiến nghị, đề xuất của Sở Xây dựng tại văn bản số 6104/SXD-HT ngày 14/7/2020 xây dựng phương án phân luồng vận chuyển rác thải trong 7 ngày. Tính đến 7h ngày 17/7, các đơn vị vệ sinh đã thu dọn, vận chuyển được 6.895 tấn rác thải. Ngay sau khi kết thúc buổi đối thoại với lãnh đạo TP Hà Nội, người dân trên địa bàn xã đã tháo lều bạt, thu dọn bàn ghế, không ngăn cản xe chở rác vào bãi rác.

Ông Chử Phúc Lợi – Phó Giám đốc Chi nhánh Nam Sơn, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội cho biết, sau khi Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn hoạt động trở lại, đơn vị tăng cường nhân công, máy móc, hóa chất để kịp thời thu gom và xử lý rác thải tồn đọng trên địa bàn TP theo đúng quy định. Hiện nay, công suất tiếp nhận rác của Khu Liên hợp xử lý rác Nam Sơn là khoảng 5.000 tấn/ngày đêm. Để đẩy nhanh tiến độ khắc phục sự cố, đơn vị đã tăng cường lực lượng, máy móc, nâng khả năng tiếp nhận, xử lý rác lên khoảng 6.000 tấn/ngày đêm…

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.