Góc nhìn: "Mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch"

Chia sẻ

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại với quy mô và mức độ lây nhiễm phức tạp hơn, đã có những ca tử vong đầu tiên do Covid, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ngay lập tức tổ chức cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến với các địa phương để tăng cường phòng, chống dịch.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương "thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch”.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương "thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để “ổ dịch”. Các khu vực có nguy cơ cao tại thành phố Đà Nẵng; tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết phát hiện các trường hợp nghi nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm.

Cả nước lại bước vào trận chiến mới với kẻ thù giấu mặt Covid-19, Thủ tướng yêu cầu mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đào chống dịch.Cả nước lại bước vào trận chiến mới với kẻ thù giấu mặt Covid-19, Thủ tướng yêu cầu mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đào chống dịch.

Sau gần 100 ngày không phát hiện thêm ca nhiễm Covid-19 thì từ ngày 25/7 đến ngày 18h ngày 3/8, cả nước đã ghi nhận thêm 195 ca mắc mới, trong đó có tới 6 ca tử vong do Covid-19 và bệnh lý nền. Số trường hợp có xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2 là 21 người. Trước diễn biến dịch Covid-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã cử nhiều chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đến Đà Nẵng và Quảng Nam để khống chế, dập dịch. Tất cả các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao ở những nơi đã phát hiện ca nhiễm đều đã được phong tỏa.

Việt Nam chính thức đã bước vào giai đoạn 2 phòng, chống dịch Covid-19. Dịch bệnh đang có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng tại nhiều địa phương, trong đó có các đô thị lớn, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành liên quan, chính quyền các cấp trong cả nước tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả, không được chủ quan, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, trong đó, tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm quan điểm “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, nhưng cũng không được hoang mang, dao động.

Theo đó, các địa phương đã đồng loạt khởi động, kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bị động; bám sát tình hình, bình tĩnh và chủ động ứng phó, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia; quyết tâm ngăn chặn thành công đợt dịch này, không để dịch lây lan trên diện rộng.

Tại Đà Nẵng và Quảng Nam, hai địa phương đầu tiên phát hiện các ca lây nhiễm cộng đồng, việc giãn cách xã hội đã được thực hiện từ 0h ngày 28/7/2020. Các địa phương đã cơ cấu lại lực lượng trực chiến, lực lượng phản ứng nhanh, điều phối liên ngành hỗ trợ Đà Nẵng giống như bộ tư lệnh tiền phương. TP Hà Nội cũng lập tức tái khởi động các biện pháp cách ly, phòng dịch. Thông điệp của Thủ tướng lần này đã rõ, vấn đề quan trọng nhất vẫn là con người. Theo đó, mỗi gia đình phải là một pháo đài chống dịch, mỗi người dân là một chiến sỹ cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Người dân cần tuân thủ nghiêm khuyến cáo của các cơ quan y tế, đề cao cảnh giác phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh, không hoang mang, lo lắng, đồng thời tin tưởng, ủng hộ, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ...

Cùng với việc quyết liệt phòng, chống dịch, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó: Khẩn trương phối hợp rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện các gói hỗ trợ (gói an sinh xã hội, gói tài khóa và gói tiền tệ - tín dụng); đồng thời sớm đề xuất điều chỉnh tăng quy mô, phạm vi, đối tượng, thời hạn và phương thức triển khai nhanh, hiệu quả các gói hỗ trợ này nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhất là bảo đảm đời sống người lao động.

“Chúng ta vẫn tiếp tục triển khai thực hiện “nhiệm vụ kép”, với chủ trương không để “đứt gãy” nền kinh tế. “Sức khỏe” nền kinh tế của chúng ta đã có dấu hiệu đáng mừng trong khó khăn chung của toàn cầu" - Thủ tướng nhấn mạnh. Nhờ vào chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa, hoạt động bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 7 phục hồi, tăng 3,3% so với tháng trước và 4,3% so với cùng kỳ. Chúng ta cũng đã có thêm một số thị trường mới, tăng thêm về khối lượng. Để bảo vệ thành quả này, và tiếp tục phục hồi kinh tế, khắc phục khó khăn, việc cương quyết, dồn mọi nguồn lực để xử lý triệt để các ổ dịch, một lần nữa cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị lẫn nhân dân.

Bên cạnh đó, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan để bùng dịch trên quy mô lớn. Bởi ở một góc độ, sự chủ quan trong những ngày không có ca nhiễm mới ở cộng đồng đã khiến người dân buông lỏng ý thức phòng chống dịch. Đã có tình trạng khẩu trang vốn được xem là biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả "tạm" được người dân gác lại. Trường học, công sở, khu vui chơi, địa điểm công cộng, khẩu trang không còn là vật bất ly thân như trước đây. Nước sát khẩu vẫn được đặt ở nhiều địa điểm công cộng, công sở... nhưng ít người thấy nó cần thiết phải dùng thường xuyên như trước. Bệnh viện, nơi vẫn được khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang để phòng bệnh truyền nhiễm cũng chỉ được mọi người thực hiện nghiêm khi đang có dịch.

Do vậy, những biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn thường xuyên vẫn cần được duy trì như một thói quen hàng ngày đối với mỗi người dân. Bởi bất cứ sự chủ quan nào cũng có thể gây hậu quả lớn trong cuộc chiến chống dịch này.

HỒNG QUÂN - HẠ THI

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.