Qua 14 ngày... vẫn có nguy cơ mắc Covid-19

Chia sẻ

Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị và người dân không lơ là, chủ quan, bảo đảm kiểm soát hiệu quả, không để dịch lây lan ra diện rộng trên địa bàn, đồng thời thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế - xã hội.

Người dân nên tuân thủ nghiêm quy định phòng dịch để hạn chế lây lan ra cộng đồngNgười dân nên tuân thủ nghiêm quy định phòng dịch để hạn chế lây lan ra cộng đồng (Ảnh: T.H)

Người dân cần tuân thủ nghiêm quy định tự cách ly tại nhà

Sau 9 ngày thực hiện lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho người dân Hà Nội trở về từ Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ 15-29/7, đến nay toàn TP đã lấy được gần 70% số mẫu. Tuy nhiên, CDC Hà Nội cho biết hiện đã có tâm lý lơ là, chủ quan của những người trở về từ Đà Nẵng, cho rằng họ đã qua 14 ngày là an toàn, nên không đến xét nghiệm nữa.

Từ thực tiễn các ca mắc Covid-19 mới phát sinh tại Hà Nội trong thời gian gần đây cho thấy, tâm lý này hết sức nguy hiểm. Bởi lẽ, dù đã xét nghiệm RT-PCR lần 1 cho kết quả dương tính không có nghĩa người đó không có nguy cơ mắc Covid-19. Đơn cử như ca bệnh 812 là ca mắc Covid-19 thứ 7 ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) xét nghiệm RT-PCR đến lần thứ 3 mới cho kết quả dương tính.

Từ đầu tháng 7 tới nay (17/8), Hà Nội ghi nhận 9 ca mắc Covid-19 phát hiện ngoài cộng đồng. Các ca dương tính là bệnh nhân số 447, 459, 714, 751, 752, 785, 812 (F1 của bệnh nhân 447), 962 (chưa xác định rõ nguồn lây), BN 969 (F1 của BN 962). Hiện tại Hà Nội đã tái triển khai một số chốt kiểm soát dịch Covid-19 bằng cách lập các chốt kiểm soát tại những khu vực có lượng người dân sinh hoạt, di chuyển nhiều.

Theo các chuyên gia y tế, kết quả của xét nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là vào diễn biến bệnh, tức mẫu bệnh phẩm lấy vào giai đoạn nào của bệnh. Chẳng hạn, thời gian lấy mẫu là khi mới nhiễm virus, xét nghiệm RT-PCR vẫn cho là âm tính, hoặc lấy bệnh phẩm vào giai đoạn sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, xét nghiệm RT-PCR cũng cho âm tính...

Hay như ca bệnh số 962 (SN 1990, trú tại P.Phương Liệt, Q.Thanh Xuân, Hà Nội), là ca mắc thứ 8 của Hà Nội, nằm trong diện nghi mắc do từng đi Đà Nẵng và trở về từ 24 ngày trước. Ngày 3/8, bệnh nhân sốt 390C, vào bệnh viện Thanh Nhàn khám và điều trị, kết quả xét nghiệm RT-PCR lần 1 âm tính. Thời điểm này, BN đã đủ 14 ngày sau khi về từ Đà Nẵng. Ngày 14/8, bệnh nhân có thêm triệu chứng và tiếp tục đến khám tại bệnh viện Thanh Nhàn. Lúc này, kết quả xét nghiệm RT-PCR là dương tính với virus SARS-CoV-2.

Đáng nói, từ ca bệnh 962, đã có thêm 1 trường hợp mắc Covid-19. Bệnh nhân trú tại Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội, là F1 và tiếp xúc với bệnh nhân 962 tại nhà trọ (nơi bệnh nhân cách ly) vào ngày 8/8, khi tiếp xúc không đeo khẩu trang. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR ngày 16/8 cho thấy bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

Nguy cơ từ những ca nhiễm không rõ nguồn lây

PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, hiện tại Covid-19 chưa có vaccine phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch là cắt đứt đường lây truyền, để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus ra cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay người dân đang có tâm lý chủ quan với dịch bệnh. Nhiều trường hợp cách ly tại nhà nhưng không triệt để. “Chỉ cần trường hợp nghi nhiễm đó lơ là, mất cảnh giác một chút thôi hoặc vi phạm quy định đi ra ngoài, tiếp xúc với người khác nhưng không đeo khẩu trang (mà lại là trường hợp nhiễm bệnh chưa được phát hiện ra)… nguy cơ gieo rắc virus rất lớn, tạo thành lỗ thủng trong hệ thống phòng dịch của chúng ta. Để từ đó lây bệnh ra bên ngoài” - PGS.TS Dương nhấn mạnh.

Với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, đáng chú ý là Hà Nội đã có ca mới nhiễm trong cộng đồng không có liên quan đến Đà Nẵng, không rõ nguồn lây... các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm này người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng tránh dịch bệnh. Ngay cả những trường hợp được chỉ định xét nghiệm PCR dù kết quả âm tính vẫn cần cách ly 14 ngày sau khi tiếp xúc gần với người bệnh, người nghi nhiễm. Sau 14 ngày vẫn phải tuân thủ nghiêm những biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.