Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sỹ

Chia sẻ

Nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà 67, di tích Lăng Chủ tịch HCM, di tích lịch sử 48 Hàng Ngang và di tích nhà tù Hỏa Lò.

Tại nhà 67 - nơi Bác Hồ sống những ngày cuối cùng và thanh thản đi vào “Thế giới người hiền”, đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội đã thắp nén tâm nhang, kính cẩn dâng lên bàn thờ để tưởng niệm vị Cha già kính yêu của dân tộc. Cùng với ngôi nhà sàn đơn sơ, nơi đây mãi mãi là một trong những "địa chỉ đỏ" lưu dấu những kỷ niệm thiêng liêng về một bậc vĩ nhân của dân tộc, nơi linh thiêng để mỗi người dân Việt Nam và muôn triệu người trên thế giới tìm về tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới.

Sau khi dâng hương tại nhà 67, đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội tới thăm nhà sàn (trong khuôn viên Khu di tích Hồ chí Minh) nơi Bác Hồ làm việc. Tại đây, cán bộ Hội LHPN được nghe những câu chuyện xúc động về Bác, về tình cảm, sự ưu ái và quan tâm Người dành cho chị em phụ nữ.Sau khi dâng hương tại nhà 67, đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội tới thăm nhà sàn (trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh) - nơi Bác Hồ làm việc. Tại đây, cán bộ Hội LHPN Hà Nội được nghe những câu chuyện xúc động về Bác, về tình cảm, sự ưu ái và quan tâm của Người dành cho chị em phụ nữ.

Đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.Đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cán bộ Hội LHPN Thủ đô chụp ảnh lưu niệm tại bảo tàng Hồ Chí Minh.Cán bộ Hội LHPN Thủ đô chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Rời nhà 67 và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội tới thăm, thắp hương tưởng niệm tại Di tích nhà 48 phố Hàng Ngang. Nơi đây, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với thời gian, căn nhà mãi mãi đi vào dòng chảy lịch sử của dân tộc, trở thành một di tích lịch sử thiêng liêng.

Cán bộ Hội LHPN Hà Nội nghe hướng dẫn viên giới thiệu các kỷ vật gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại tầng 1.Cán bộ Hội LHPN Hà Nội nghe hướng dẫn viên giới thiệu các kỷ vật gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại Di tích nhà 48 Hàng Ngang.

73 năm trước, ngôi nhà 48 Hàng Ngang thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, một doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Sau này, ngôi nhà 48 Hàng Ngang được gia đình ông Bô hiến tặng cho Nhà nước và trở thành một di tích lịch sử, bởi nơi đây đã gắn liền với sự kiện trọng đại của đất nước, nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Hiện tại tầng 1, phòng ngoài được dùng làm nơi trưng bày các di ảnh, đồ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tầng 2 là nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương.

Đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại di tích nhà 48 phố Hàng Ngang.Đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại di tích nhà 48 phố Hàng Ngang.

Trước khi dời nhà 48 phố Hàng Ngang, bà Lê Kim Anh, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đã xúc động ghi lại dòng cảm tưởng: "Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020), tập thể cán bộ cơ quan Hội LHPN Hà Nội xúc động và tự hào được đến thăm di tích lịch sử 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cán bộ, hội viên Phụ nữ Thủ đô nguyện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác, chung sức đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại".

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh xúc động ghi lại cảm tưởng khi tới thăm di tích nhà 48 phố Hàng Ngang.Bà Lê Kim Anh, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội xúc động ghi lại cảm tưởng khi tới thăm di tích nhà 48 phố Hàng Ngang.

Trong sáng 1/9, đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội cũng đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Trong tiếng nhạc Hồn tử sỹ trang nghiêm, những nén tâm hương được thắp lên tại Đài tưởng niệm Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, cầu mong an nghỉ cho các chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã hy sinh. 

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ tại di tích nhà tù Hỏa Lò.Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ tại di tích nhà tù Hỏa Lò.

Qua những câu chuyện kể về chế độ nhà tù hà khắc, về sự hy sinh của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng trong Nhà tù thực dân, cán bộ Hội LHPN Hà Nội càng thêm cảm phục tinh thần của cha ông, dù đối mặt với nghịch cảnh vẫn nồng cháy khát vọng tự do, một lòng theo Đảng.

Cán bộ Hội LHPN Hà Nội dành phút tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì hòa bình, độc lập dân tộc.Cán bộ Hội LHPN Hà Nội dành phút tưởng niệm, tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì nền hòa bình, độc lập dân tộc.

Trong chuyến tham quan tại nhà tù Hỏa Lò, cán bộ Hội LHPN Hà Nội được nghe giới thiệu những tư liệu, hình ảnh với chuyên đề "Chắp cánh ước mơ". Đây là triển lãm đặc biệt do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò thực hiện nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020), 75 năm ngày khai trường đầu tiên (5/9/1945 - 5/9/2020), 75 năm ngày Bình dân học vụ (8/9/1945 - 8/9/2020).

Cán bộ Hội LHPN Hà Nội nghe hướng dẫn viên giới thiệu về tư liệu, hình ảnh về chủ để Cán bộ Hội LHPN Hà Nội nghe hướng dẫn viên giới thiệu về tư liệu, hình ảnh với chủ để "Xây đắp những ước mơ".

Không gian trưng bày gồm 3 phần: Ký ức mùa khai trường, Biến nhà tù thành trường học cách mạng; Xây đắp những ước mơ. Bằng các tư liệu, hình ảnh, triển lãm giới thiệu đến công chúng rất nhiều câu chuyện đặc biệt về khát khao học tập của nhiều thế hệ cha ông trong kháng chiến.

Chủ tịch Hội LHPN Hà NộiChủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh (ngoài cùng, bên trái) và cán bộ Hội thăm quan khu trưng bày, tìm hiểu về tài liệu, hiện vật của các chiến sĩ cách mạng từng học tập trong tù và trong quá trình đấu tranh cách mạng sau khi được trả tự do.

Hoạt động giáo dục truyền thống nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là dịp để toàn thể cán bộ, đảng viên Hội LHPN Hà Nội thể hiện sự thành kính, tưởng nhớ, biết ơn vô hạn tới công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc lãnh đạo tiền bối trong sự nghiệp lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tộc giải phóng đất nước, giải phóng ách gông cùm nô lệ, trong đó có sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội chụp ảnh lưu niệm tại di tích nhà tù Hỏa Lò.Đoàn cán bộ Hội LHPN Hà Nội chụp ảnh lưu niệm tại di tích nhà tù Hỏa Lò.

Đồng thời, qua đây, các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội mong muốn toàn thể cán bộ chuyên trách của Hội, đảng viên cơ quan nâng cao bản lĩnh; xác định rõ trách nhiệm trong việc gương mẫu học tập làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trong những công việc hàng ngày; chủ động, sáng tạo hơn nữa trong tham mưu công tác Hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động Hội Phụ nữ trong năm 2020 và các năm tiếp theo, đặc biệt hướng tới đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhân dịp Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc khóa XII của Ban Chấp hành Hội LHPN Việt Nam...

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.