Lý do CDC Mỹ rút ngắn thời gian cách ly Covid-19

Chia sẻ

Trong bối cảnh nước Mỹ vẫn đang dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm SARS-CoV-2, mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ra quyết định gây nhiều tranh cãi. Đó là thay vì phải cách ly 14 ngày, người tiếp xúc gần với ca nhiễm virus Corona có thể chỉ cần cách ly 7-10 ngày.

Giám đốc CDC, Robert Redfield giữ một tài liệu khi ông phát biểu trước Quốc hội về những nỗ lực của Chính phủ liên bang chống lại Covid-19.Giám đốc CDC, Robert Redfield giữ một tài liệu khi ông phát biểu trước Quốc hội về những nỗ lực của Chính phủ liên bang chống lại Covid-19.

Theo hướng dẫn mới này, người tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV có thể được cho dừng cách ly sau 10 ngày mà không cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Nếu có kết quả âm tính, thời gian có thể giảm xuống chỉ còn 7 ngày, trong đó kết quả sớm nhất nên lấy là vào ngày thứ 5 của quá trình cách ly. Tuy nhiên, CDC vẫn khuyến cáo mọi người tiếp tục theo dõi các triệu chứng trong vòng 14 ngày và ở nhà cũng như thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội sau khi kết thúc cách ly.

Jen Kates, Giám đốc Chính sách y tế toàn cầu và HIV tại Quỹ Gia đình Kaiser, cho biết: "Hướng dẫn mới là ví dụ của cách tiếp cận giảm thiểu tác hại, hoặc có tính đến thách thức mà các cá nhân có thể phải đối mặt trong việc giảm thiểu các rủi ro. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất của tôi là nó có thể gây ra hiểu nhầm và cần có thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng hơn. CDC vẫn khuyến nghị nên cách ly đủ 14 ngày, điều này không nên bị bỏ qua".

Covid-19 có thời gian ủ bệnh lên tới 2 tuần hoặc thậm chí trong vài trường hợp lâu hơn. Về thời gian ủ bệnh, nhà dịch tễ học của Harvard, William Hanage, cho hay, thời gian phát bệnh ít có khả năng rơi vào nửa cuối của quá trình cách ly 14 ngày với hầu hết trường hợp, do đó, có thể rút ngắn thời gian cách ly mà không gây nguy hiểm cho người khác.

Thay đổi của CDC được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ đang ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ tục. Số ca mắc mới lên tới hàng trăm ngàn mỗi ngày. Tỷ lệ tử vong hàng ngày luôn giữ ở mức 4 con số, mức chưa từng thấy kể từ đợt bùng phát đầu tiên trong mùa xuân. Các chuyên gia cảnh báo Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với đợt bùng phát tồi tệ nhất trong dịp Giáng sinh và năm mới, trong khi vaccine phải đợi thêm nhiều tháng nữa mới có thể sẵn sàng sử dụng cho hầu hết người Mỹ.

Hướng dẫn cách ly mới của CDC được giới quan sát nhận định là một nỗ lực nhằm khuyến khích người Mỹ thực hiện các biện pháp ngăn chặn Covid-19, khi nhiều người đã phản đối các biện pháp khác mà cơ quan này kêu gọi. Nếu thành công, nó có thể giúp chống lại những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong vài tuần tới.

Trong buổi họp báo thông tin về khuyến nghị mới này, CDC khẳng định, họ vẫn khuyến khích người dân cách ly đủ 14 ngày sau khi tiếp xúc với ca nhiễm. Nhưng trước thực tế là sự mệt mỏi của người dân do thời gian cách ly dài hoặc do nhu cầu phải làm việc, cơ quan này đã cố gắng đưa ra các khuyến nghị linh hoạt hơn.

Hướng dẫn mới của CDC đã vấp phải nhiều chỉ trích từ phía các chuyên gia, họ kêu gọi các khuyến nghị cần phải rõ ràng hơn hoặc có điều chỉnh phù hợp. Saskia Popescu, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm, lo ngại: “Việc dừng cách ly khi có kết quả xét nghiệm âm tính của ngày thứ 5 là quá sớm, do thời gian ủ bệnh của virus có thể kéo dài tới 14 ngày, và trong một vài trường hợp đặc biệt là 21 ngày”. Bà Popescu cũng thêm rằng CDC và nhiều quan chức khác cũng nên có các khuyến nghị rõ ràng hơn về các hạn chế và cần tiếp tục khuyến khích thực hiện các bước khác, như giãn cách xã hội khi có thể và đeo khẩu trang.

Giới chuyên gia nhận định rủi ro lớn nhất là Mỹ đang ở giữa đợt bùng phát nghiêm trọng. Trong môi trường có quá nhiều virus như vậy, mọi tiếp xúc bên ngoài của mỗi người dân đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng lắng nghe các khuyến nghị của giới chức y tế. Người dân đã được cảnh báo hạn chế đi lại trong dịp Lễ Tạ ơn nhiều tuần trước đó. Nhưng Mỹ vấn ghi nhận mức đi lại bằng đường hàng không kỷ lục.

Điều này có thể lặp lại vào dịp lễ Giáng sinh và năm mới, khiến nguy cơ bùng phát các sự kiện siêu lây nhiễm càng hiện hũu, khiến đại dịch thêm trầm trọng.

Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 14,5 triệu ca nhiễm và hơn 280.000 người chết vì Covid-19. CDC kỳ vọng những hướng dẫn mới có thể khuyến khích mọi người tham gia và giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm nhiều nhất có thể.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam và Brazil ngày càng phát triển tốt đẹp

Quan hệ Việt Nam và Brazil ngày càng phát triển tốt đẹp

(PNTĐ) - Trong buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira đang thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thông qua ngoại trưởng Brazil chuyển lời thăm hỏi và lời mời thăm Việt Nam thời gian tới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Chủ tịch Đảng Lao động - Tổng thống Brazil Lula da Silva.