Nam giới cũng có "ngày đèn đỏ”!

Chia sẻ

Ở nữ giới, “ngày đèn đỏ” được thể hiện rõ qua chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn mỗi tháng. Nhưng với nam giới, sự thay đổi này ngắn hơn và theo ngày.

Nam giới cũng có (Ảnh: minh họa).

Theo các nhà nghiên cứu, dấu hiệu khi đến “ngày đèn đỏ” ở nam giới tương đối rõ rệt như: Khó chịu, đau đầu, đau lưng, giảm ham muốn tình dục… Bên cạnh đó, diễn biến tâm lý của nam giới trong thời kỳ này cũng khá phong phú, thông thường là cảm giác giảm hào hứng, thu mình, lo lắng, tự ti, dễ nhạy cảm, có màu sắc bi quan trầm cảm. Bởi vậy, không hề lạ khi đôi lúc nam giới có biểu hiện bất thường: Ngồi im lặng hàng giờ; căng thẳng, không cười nói vui vẻ như thường ngày; ăn khỏe hơn hoặc lười nhác cả buổi; dễ bị stress, buồn không lý do...

Một khảo sát trên trang web Voucher Cloud của Anh (thực hiện với 2.400 người, trong đó 1/2 là nam giới) cho thấy, 26% nam giới có những trải nghiệm như: Chuột rút, mệt mỏi, trở nên nhạy cảm... và họ cũng gọi đó là “đến ngày”. 12% trong số đó thú nhận thời điểm ấy họ trở nên nhạy cảm về vấn đề cân nặng, 5% cảm thấy như “đau bụng kinh”, 9% thì luôn cảm thấy đói, thèm ăn.

Nghe có vẻ lạ nhưng hiện tượng này rất bình thường, chúng xoay quanh câu chuyện về hormone sinh dục nam, cụ thể là sự tăng giảm của testosteron. Ảnh hưởng của nó cũng gần giống với hiện tượng diễn ra ở nữ giới như: Khó tính, giảm sút năng lực và hoạt động tình dục. Sự trào dâng testosteron đi thẳng lên não. Vì thế, nó ảnh hưởng gần như trực tiếp đến tính khí của nam giới. Nam giới trên 30 tuổi hay gặp tình trạng “đến ngày” bởi ở độ tuổi này, công việc căng thẳng chi phối tâm lý và nhiều yếu tố khác nữa làm cho một số nam giới đi vào giai đoạn tiền mãn dục, khi cơ thể nam giới mệt mỏi sẽ mất dần khả năng điều tiết hormone.

Giống như nữ giới, thể trạng nam giới có thể trở về trạng thái như ban đầu sau khi hết “ngày đèn đỏ”. Nhưng cũng có trường hợp do sức chịu đựng của cơ thể yếu, trầm cảm, ít vận động... nên biểu hiện nặng hơn và kéo dài. Những lúc này, ngoài giải pháp tích cực tập luyện thể dục thể thao, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa chất kích thích... thì tâm lý của chị em đóng một vai trò đáng kể trong điều chỉnh cảm xúc của nam giới. Sự vui vẻ, quan tâm, chăm sóc chu đáo, động viên của nữ giới... có thể giúp nam giới cân bằng cảm xúc, vượt qua stress.

BS LÊ XUÂN HÀ (BV Hữu Nghị Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).