Cảnh báo người dùng cẩn trọng trước TPBVSK giả mạo Xuyên Tâm Liên

Chia sẻ

Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra thông báo khuyến cáo người dùng nên cẩn trọng với sản phẩm TPBVSK giả mạo Xuyên Tâm Liên đang có mặt trên thị trường hiện nay.

Cụ thể, theo thông tin phản ánh, các sản phẩm có tên gọi Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xuyên Tâm Liên trên hình hộp sản phẩm có ghi: Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH DƯỢC MỸ PHẨM DIAMOND PHÁP (Địa chỉ: Khu công nghiệp Đồng Văn 2, Phường Đồng Văn, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam), phân phối bởi Công ty TNHH Hằng Thu Pharma (Địa chỉ: Số nhà 68, đường Lương Văn Can, Khu AT, Phường Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) đang quảng cáo sản phẩm có công dụng: Thần dược hỗ trợ điều trị - phòng chống COVID; Giảm ho, long đờm, chảy mũi do viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm; Trị khó thở do viêm phổi, viêm phế quản; Tăng cường sức khỏe; Tăng cường sức đề kháng; Tăng miễn dịch cho cơ thể; Phòng ngừa virus, vi khuẩn tấn công gây viêm đường hô hấp.

Sản phẩm Xuyên Tâm Liên giả mạoSản phẩm Xuyên Tâm Liên giả mạo (Ảnh: Cục ATTP)

Trước thông tin nêu trên, Cục An toàn thực phẩm khẳng định Công ty TNHH Hằng Thu Pharma chưa đăng ký bản công bố sản phẩm cho Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xuyên Tâm Liên tại Cục. Hình ảnh giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có số đăng ký: 01/DMP/2021, cấp ngày 2/7/2021, có dấu đỏ của Cục An toàn thực phẩm là giả mạo.

Hình ảnh giả mạo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có số đăng ký: 01/DMP/2021, cấp ngày 2/7/2021Hình ảnh giả mạo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có số đăng ký: 01/DMP/2021, cấp ngày 2/7/2021 (Ảnh: Cục ATTP)

Như vậy, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như trên là giả mạo. Cục ATTP đã chuyển thông tin trên đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa để xác minh vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:

1. Không có bất kì loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chữa được Covid 19 hay kháng Covid.

2. Không có bất kì thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “giảm bệnh, trị bệnh”.

3. Trên nhãn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn luôn phải ghi rõ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4. Người tiêu dùng phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ghi các công dụng trên thì đề nghị không mua, không sử dụng và báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất.

5. Khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở cần liên hệ ngay với cơ quan Y tế để được hướng dẫn khám, điều trị kịp thời.

CÔNG NGỌC

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.