Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - (OCOP): Thay đổi tư duy và nâng tầm sản phẩm

Chia sẻ

Kế thừa và phát huy lợi thế nghề sản xuất bánh mứt kẹo truyền thống của Hà Nội, Công ty CP Bánh mứt kẹo Bảo Minh (công ty Bảo Minh) đã sản xuất trên 200 mã sản phẩm bánh kẹo đặc trưng của Thủ đô và đất nước, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Trong đó, nhiều sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP.

Những chiếc bánh “thấm đượm hồn Việt”

Dịp trung thu năm nay, công ty Bảo Minh sản xuất hơn 22 loại bánh nướng, bánh dẻo với nhiều dòng sản phẩm khác nhau như bánh thập cẩm, gà quay, nhân cốm, nhân đậu xanh, hạt sen… hòa quyện hương vị truyền thống thơm ngon, bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống các cửa hàng siêu thị như Vinmark, BigC, Co.op, Lotte, Mega Market… công ty Bảo Minh đẩy mạnh kênh bán hàng online thông qua các trang mua sắm trực tuyến như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo… Theo Nghệ nhân Ngô Thị Tính - Tổng Giám đốc công ty Bảo Minh: “Mặc dù giai đoạn này rất khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn luôn cố gắng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ người lao động vượt qua đại dịch”.

Bánh trung thu Bảo Minh là một trong những sản phẩm đạt chất lượng sản phẩm OCOP. Ngay từ năm 2018, khi biết thông tin về chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP), công ty Bảo Minh đã tìm hiểu, nghiên cứu quy chế và các tiêu chí để tham gia. Đầu năm 2020, UBND quận Bắc Từ Liêm có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm, công ty Bảo Minh đã gửi 20 hồ sơ của 20 sản phẩm tham dự. Kết quả là 16 sản phẩm của công ty đạt 4 sao; trong đó có 4 sản phẩm được đánh giá có tiềm năng 5 sao gồm bánh cốm, bánh cốm nhân sầu riêng, bánh phu thê, bánh pía. 

Theo lời chia sẻ của nghệ nhân Ngô Thị Tính, công ty đã đồng bộ các khâu từ sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhất là xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị tham gia chương trình OCOP… Ngoài ra, công ty còn chú trọng phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; Ưu tiên tập trung xúc tiến thương mại và việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được dễ dàng tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

“Chương trình OCOP đã tạo động lực giúp chúng tôi dám nghĩ, dám làm, sáng tạo và phát huy khả năng của mình để tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tự tin hơn để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tham gia OCOP giúp Bảo Minh ngày càng có được nhiều thành quả để cống hiến cho xã hội” - bà Tính chia sẻ.

Bà Ngô Thị Tính (thứ 2 trái sang) bên cạnh các sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP chất lượng 4 sao, 5 saoBà Ngô Thị Tính (thứ 2 trái sang) bên cạnh các sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP chất lượng 4 sao, 5 sao

Vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất

Với công nghệ kỹ thuật hiện đại, việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm góp phần rất lớn trong việc lưu giữ nét tinh hoa của ẩm thực truyền thống, vừa bắt nhịp với sự phát triển hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước. Trong giai đoạn từ năm 2017-2020, doanh thu của công ty tăng nhanh từ 107 tỷ đến 146 tỷ/năm, sản lượng sản xuất trung bình với mỗi sản phẩm đạt 289 tấn bánh/năm, giải quyết việc làm cho gần 300 lao động, thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/tháng/người. Nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm sử dụng chủ yếu là các loại ngũ cốc, phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương, đạt tỷ lệ từ 60-90%. 

Nghệ nhân Ngô Thị Tính cho biết, trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Ban lãnh đạo công ty đã có những hướng dẫn kịp thời đến cán bộ công nhân viên để vừa chống dịch, vừa duy trì hiệu quả sản suất như: Lập kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh tại nhiều thời điểm, phù hợp với đặc điểm của từng vùng; Bố trí hợp lý lịch làm việc, phân công đi làm ở vị trí cần thiết, làm việc từ xa hoặc nghỉ luân phiên. Đồng thời, chung tay ủng hộ đồng bào vùng dịch, đóng góp vào quỹ vắc-xin của Chính phủ, vận động phong trào hiến máu tình nguyện trong cán bộ công nhân viên…

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội.

 QUỲNH AN

 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn thanh niên xã Hồng Vân ra quân tổng vệ sinh môi trường

Đoàn thanh niên xã Hồng Vân ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Sáng 5/7, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Hồng Vân tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền hưởng ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, các đoàn viên, thanh niên xã hăng hái tham gia vệ sinh môi trường, làm sạch cảnh quan.
BSR viết tiếp câu chuyện nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện miền núi Quảng Ngãi

BSR viết tiếp câu chuyện nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện miền núi Quảng Ngãi

(PNTĐ) - Ngày 25/6, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) phối hợp cùng UBND huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khánh thành công trình 6 phòng học, các hạng mục phụ trợ tại Trường Mầm non xã Sơn Dung và Khối phòng Hiệu bộ, các hạng mục phụ trợ tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PT DTBT TH&THCS) xã Sơn Dung thuộc huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Hai công trình do BSR tài trợ với số tiền 10 tỷ đồng.
Sôi nổi Hội thao Công an Thủ đô năm 2025

Sôi nổi Hội thao Công an Thủ đô năm 2025

(PNTĐ) - Chiều 4/7, Công an thành phố Hà Nội tổ chức bế mạc và trao giải Hội thao Công an Thủ đô năm 2025. Hội thao Công an Thủ đô năm 2025 là hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.