Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn, Hà Nội: Kỳ tích cứu sống bệnh nhân Covid-19 nhờ can thiệp ECMO

Chia sẻ

Bệnh nhân là anh Hoàng Văn Ngọc (48 tuổi, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội). Nhờ can thiệp ECMO (máy tim phổi nhân tạo), đến nay, bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện. Đây là trường hợp mắc Covid-19 được điều trị và điều trị thành công bằng ECMO tại bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội và bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn tặng hoa chúc mừng bệnh nhân xuất viện.Đại diện lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội và bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn tặng hoa chúc mừng bệnh nhân xuất viện. (Ảnh: T.H)

Theo chia sẻ của anh Ngọc, đầu tháng 8/2021, gia đình anh được đưa đi cách ly tập trung tại Thanh Trì do ngay cạnh nhà có trường hợp F). Lúc này, nhà anh đã có 3 người nhiễm Covid-19. "Đến ngày thứ 12, khi thực hiện xét nghiệm để thực hiện hết cách ly, tôi được phát hiện nhiễm Covid-19, nồng độ virus rất cao. Sau đó, tôi được chuyển đến bệnh viện Đống Đa để điều trị. Khi biết mình mắc Covid-19, tôi thật sự rất lo sợ, các triệu chứng diễn biến xấu rất nhanh: sốt cao, cảm giác khó thở tăng dần lên, cảm giác như bị ai bịt mũi mình" - anh Ngọc cho biết.

Trước tình trạng bệnh nói trên, anh Ngọc đã được chuyển cấp cứu lên bệnh viện Thanh Nhàn. Lúc này, bệnh nhân gần như không thể thở được, rơi vào trạng thái hôn mê. 5 ngày sau tỉnh dậy, bệnh nhân vẫn còn mơ hồ, sau đó ý thức mới dần được lấy lại. "Khi ấy, nhìn máy móc xung quanh người, tôi lại không hề sợ, thậm chí còn cảm thấy vui vì biết mình đã sống lại một lần nữa. Hôm nay được ra viện tôi rất vui, cảm ơn Nhà nước, Bệnh viện đã rạo điều kiện điều trị cho người bệnh Covid-19 và các y bác sĩ nỗ lực hết sức để cứu tôi. Tôi như được sinh ra một lần nữa" - anh Ngọc xúc động nói.

Chia sẻ về quá trình điều trị của anh Hoàng Văn Ngọc, ThS.BS Lê Văn Dẫn - Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Khi nhập viện, bệnh nhân đã có tổn thương phổi do Covid-19, luôn trong tình trạng khó thở, thở nhanh, đôi lúc vật vã kích thích vì thiếu oxy, kết hợp tình trạng các dấu hiệu của cơn bão cytokine bùng phát. Dù không có bệnh lý nền nhưng trong quá trình điều trị, bệnh nhân không đáp ứng được với phương pháp điều trị như lọc máu, thở máy HFNC, thở oxy dòng cao, tình trạng bệnh diễn biến rất nhanh. Cuối cùng bệnh nhân rơi vào tình trạng tổn thương phổi nặng, suy hô hấp.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn chúc mừng bệnh nhân Ngọc được xuất viện sau 50 ngày điều trị.Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn chúc mừng bệnh nhân Ngọc được xuất viện sau 50 ngày điều trị. (Ảnh: T.H)

“Thời khắc để quyết định chạy ECMO là thời điểm bệnh nhân suy hô hấp rất nặng, cảm giác như bệnh nhân đã ngừng tim, oxy thấp, SpO2 xuống dưới 55%, mạch bắt đầu có biểu hiện chậm, đặc biệt chỉ số huyết áp bắt đầu không đo được. Khi đó, chúng tôi đã nhanh chóng dùng hỗ trợ các thuốc động mạch kết hợp đặt ống nội khí quản, sớm đưa đến quyết định lựa chọn phương pháp đặt ECMO như một vũ khí cuối cùng để cứu sống bệnh nhân” - BS Dẫn thông tin.

Trong thời gian hơn 3 tiếng đồng hồ, các y bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn đã thực hiện thành công đặt ECMO cho bệnh nhân. Đồng thời cũng tiến hành theo dõi sát chỉ số oxy, chỉ số huyết động đặc biệt là tình trạng rối loạn đông cầm máu. Có thời điểm phổi của bệnh nhân chuyển sang giai đoạn tổn thương đông đặc, xơ hóa. Tuy nhiên, các y bác sĩ vẫn quyết tâm điều chỉnh hệ thống ECMO và hấp phụ bằng các biện pháp điều trị tích cực khác. Khi các chỉ số oxy của bệnh nhân có cải thiện, huyết áp ổn định hơn, bệnh nhân bắt đầu dừng an thần để đánh giá ý thức. Dần dần, bệnh nhân đã có ý thức cử động, tay chân, tín hiệu để đáp ứng được với bác sĩ, sức khỏe từng bước hồi phục.

Thành công trong điều trị cho anh Ngọc không chỉ là niềm vui cho người bệnh mà còn là niềm hạnh phúc của đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Thanh Nhàn, đặc biệt là các y bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân. BSCKII Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn chia sẻ: Bệnh viện chỉ có một chiếc ECMO, được trang bị từ năm 2019. Khi bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, thở HFNC không được tốt và chuyển thở máy xâm nhập, nhưng vì tổn thương của bệnh nhân quá nặng, tổn thương điểm CT lên tới 22 – 23 điểm, do vậy mà phổi của bệnh nhân bị đông đặc.

“Với tình trạng bệnh của bệnh nhân, chỉ có kỹ thuật ECMO mới cải thiện được oxy của cơ thể, tái tạo lại tế bào của phổi cũng như là cơ tim đã bị tổn thương. Nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO đã đem lại cho người bệnh sự sống. Nhờ tinh thần chiến đấu của người bệnh, sự nỗ lực của nhân viên y tế, nhất là của ekip chạy ECMO và chúng tôi đã thành công”- BS Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ.

Chúc mừng anh Hoàng Văn Ngọc được xuất viện, ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho hay: Trong cuộc chiến cứu bệnh nhân Covid-19 khỏi biến chứng nặng, chạy ECMO là biện pháp cuối cùng. Đây là ca đầu tiên của Bệnh viện Thanh Nhàn (trực thuộc Sở Y tế Hà Nội) đã thành công, cứu sống người bệnh trở về cuộc sống bình thường. Với vai trò đại diện Sở Y tế, tôi đánh giá rất cao chuyên môn của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn - bệnh viện đầu ngành về chuyên ngành hồi sức, chống độc, cấp cứu của thành phố. Qua trường hợp này, chúng tôi khẳng định rằng nguồn lực của Sở Y tế Hà Nội sẵn sàng đáp ứng kịch bản xấu nhất với diễn biến dịch Covid-19 có thể xảy ra trên địa bàn.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.