Nhiều quốc gia lựa chọn sống chung với Covid-19

Chia sẻ

Từ bỏ chiến lược “Zero Covid”, nhiều quốc gia đã coi căn bệnh này như bệnh cúm thông thường và lựa chọn sống chung trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng mở rộng đạt nhiều thành tựu.

“Covid-19 có thể ở lại với chúng ta”

Đó là nhận định của ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO. Ông cho rằng, virus SARS-CoV-2 có nguy cơ trở thành một chủng virus tồn tại song song với các cộng đồng và có thể không bao giờ biến mất như virus HIV.

“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta nên thực tế và không ai có thể dự đoán khi nào dịch bệnh này biến mất”, ông nói

Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nhằm giải đáp câu hỏi về những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 trong tương lai sẽ có xu hướng chết chóc hơn hay dễ lây lan hơn, cũng như liệu đại dịch sẽ kết thúc như thế nào. Tuy nhiên, viễn cảnh tươi sáng nhất không phải là xóa sổ virus.

Thực tế đã có tới 4 chủng virus corona khác nhau gây ra các bệnh cảm lạnh thông thường ở người. Do đó, các nhà khoa học tin rằng Covid-19 cuối cùng sẽ trở thành “bệnh đặc hữu”, tức là virus này sẽ không biến mất nhưng chúng cũng không còn đe dọa sự sống còn của con người nữa.

Stanley Perlman, nhà nghiên cứu virus corona tại Đại học Iowa của Mỹ, cho biết các chủng virus này đã bắt đầu lây lan từ rất lâu nhưng giới khoa học không biết chúng tiến hóa như thế nào.

Nhà virus học Jesse Bloom tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Mỹ cho rằng, sự tự tiến hóa của virus sẽ làm xói mòn khả năng miễn dịch theo thời gian và khiến mọi người bị tái nhiễm. Do đó, cần thiết phải có những liều vắc-xin tăng cường. Ông cũng lưu ý khả năng miễn dịch của con người với những chủng virus corona khác gây cảm lạnh thông thường sẽ suy giảm sau mỗi 3-5 năm.

Ông Ryan cảnh báo virus SARS-CoV-2 có thể sẽ không bao giờ biến mất.Ông Ryan cảnh báo virus SARS-CoV-2 có thể sẽ không bao giờ biến mất.

Sống chung với đại dịch

Nhiều chính phủ trên thế giới đang tìm lời giải cho bài toán vừa mở lại nền kinh tế, vừa ngăn chặn đại dịch. EU bắt đầu thúc đẩy việc dần mở lại biên giới nội khối để khôi phục ngành du lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo, EU cần hết sức cẩn trọng để tránh xảy ra các đợt bùng phát mới. Theo ông Ryan, việc mở lại biên giới trên đất liền sẽ ít rủi ro hơn nới lỏng các hoạt động di chuyển bằng đường hàng không.

Tại Đông Nam Á, dự kiến đến cuối tháng 10, Malaysia sẽ chính thức coi Covid-19 là một “bệnh đặc hữu” trong khi quốc gia này vẫn đang gồng mình kiểm soát đà leo thang của số ca nhiễm mới hàng ngày. Nhiều đợt phong toả liên tiếp đã được chính phủ Malaysia áp dụng ngay từ khi đại dịch chỉ mới bắt đầu. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia năm 2021 còn 3-4%, từ mức 6-7,5% đưa ra trước đó.

Quốc gia gần Việt Nam là Thái Lan cũng đang chuẩn bị kế hoạch sống chung với Covid-19 bằng việc nới lỏng một số hạn chế và mở cửa biên giới cho du khách đã tiêm vắc-xin. Ông Opas Karnkawinpong, Tổng giám đốc Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh (DDC) Thái Lan cho biết, Uỷ ban về bệnh truyền nhiễm Quốc gia Thái Lan (NCDC) đã phê chuẩn sự dịch chuyển chiến lược của nước này sang “học cách sống chung với Covid-19”, đồng thời thừa nhận bản chất bệnh thường gặp của virus Sars-CoV-2.

Singapore - đất nước có tỉ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới cũng chấp nhận sự thật rằng có thể sẽ có hàng trăm ca tử vong mỗi năm do Covid-19 khi bệnh này trở thành bệnh thường gặp như cúm. “Cách duy nhất để không có ca tử vong nào trên thế giới vì một căn bệnh nào đó là xoá bỏ hoàn toàn căn bệnh đó. Thật không may là cho đến nay, chúng ta mới chỉ làm được điều đó với bệnh đậu mùa”, ông Paul Tambyah, Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh và Lây nhiễm châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở ở Singapore nhận xét.

Một số quốc gia từng thành công trong việc hạn chế số ca nhiễm Covid-19 như Australia cũng đang dịch chuyển sang chiến lược chấp nhận có thêm những ca tử vong vì căn bệnh này, khi thế giới nhận thấy rằng việc loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này là điều khó có thể đạt được trong tương lai gần.

Việc chấp nhận sống chung với đại dịch đồng nghĩa với nguy cơ về một đợt bùng phát lớn. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của người sẽ suy giảm theo thời gian. Do đó, để có thể thực sự an toàn chung sống với đại dịch, những liều vắc-xin cùng sự cẩn trọng vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

KHÁNH LINH

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.