"Công dân Thủ đô ưu tú” Phan Thị Thuận: Mong muốn đưa sản phẩm OCOP của Hà Nội tới khắp năm châu

Chia sẻ

Từ sự tìm tòi, đam mê, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) đã làm nên những sản phẩm lụa tinh xảo, có giá trị cao từ cuống của loài hoa sen. Đẹp thuần khiết như hoa, sản phẩm lụa tơ sen đã và đang gây dựng thương hiệu mới cho vùng quê đã từng một thời nức tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt vải của vùng quê Mỹ Đức...

Trải qua nhiều thay đổi thăng trầm của lịch sử, nghề ươm tơ dệt lụa của đất Phùng Xá có lúc tưởng chừng như mai một… nhưng với tình yêu và tâm huyết lưu giữ, phát huy nghề truyền thống của cha ông để lại, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã dốc tâm, dốc sức giữ nghề. Năm 2016 bà được phong tặng danh hiệu  “Nghệ nhân ưu tú”, bằng khen của UBND TP. Hà Nội, bằng khen của Bộ NN&PTNT, bằng khen Hội Nông dân Việt Nam… Gần đây nhất bà được thành phố Hà Nội vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” 2021.

Lớn lên bên khung cửi, với những nương dâu, nong kén nên tình yêu với nghề dệt đã theo bà từ tấm bé. “Gia đình tôi làm nghề dệt từ nhiều đời, thuở lên 5, lên 6 bà đã được bố mẹ truyền dạy và chỉ bảo tận tình theo từng công đoạn nuôi tằm, lấy kén, ươm tơ…”, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho biết. Sau này, khi đã lập gia đình bà vẫn giữ nguyên tình yêu với nghề và phát triển cho đến tận bây giờ với nhiều thành công, khi các sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt, khăn lụa tơ sen và khăn lụa tơ tằm của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đã đạt 5 sao cho sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội. 

Hạnh phúc bên những sợi tơHạnh phúc bên những sợi tơ

Huyện Mỹ Đức đang nghiên cứu để hỗ trợ phát triển nghề dệt lụa sen theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp nâng cao giá trị, thu nhập cho nông dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mỹ Đức có khoảng 300ha đất trũng trồng sen, trong đó xã An Phú - nơi có 80% dân số là đồng bào dân tộc Mường sinh sống đang có 198ha đất trồng sen. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc sản xuất sợi tơ sen.

Với hơn 60 mươi năm gắn bó cùng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa tuy đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả vừa lo nghiên cứu, sản xuất, vừa lo đầu ra cho sản phẩm nhưng đến nay nghề dệt tơ của Phùng Xá đã lấy lại được vị thế và khẳng định bản lĩnh, sức sống bền bỉ như chính sợi chỉ tơ xuyên suốt qua hàng nghìn năm. Đến nay, nghề dệt không chỉ xây dựng được thương hiệu cho Phùng Xá mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hộ gia đình. Hàng năm, vào dịp hè nghệ nhân Phan Thị Thuận lại tổ chức các lớp học nghề cho con em trong vùng, vừa giúp thế hệ tương lai hiểu về nghề của cha ông cũng như tăng thêm một phần thu nhập cho gia đình.

Niềm đam mê với nghề dệt thôi thúc bà tìm tòi, sáng tạo và bà trở thành người đầu tiên "bắt" tằm tự dệt thành tấm chăn tơ tinh xảo và vô cùng bền chắc so với các loại chăn thông thường. Chứng kiến hàng vạn con tằm ăn dâu, nhả tơ, tự đan cài nhau để tạo nên những tấm chăn tơ nhẹ mà đẹp mới thấy sức sáng tạo của người làm nghề nơi đây tinh tế đến mức nào!

Ngay từ khi ra đời, lụa tơ sen đã tạo được tiếng vang trên khắp cả nước. Những mẫu khăn này đã được đoàn Chính phủ Việt Nam mang tới Hội nghị G20 làm quà tặng cho bạn bè quốc tế. Sản phẩm của công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đã được giới thiệu và xuất tới nhiều thị trường khó tính như: Nhật, Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê út…, mang đến lợi nhuận sau thuế hơn 3 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp của bà Phan Thị Thuận cũng đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng, với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng (số lượng lao động sử dụng mùa vụ 1.500 người).

Bà Thuận nâng niu các chú tằmBà Thuận nâng niu các chú tằm

Đặc biệt, bà Phan Thị Thuận đã rất sáng tạo khi mày mò tìm ra cách điều khiển để cho con tằm trở thành “những người thợ dệt”. Năm 2010 bà Thuận đã thành công khi sáng kiến cho tằm tự dệt đã cho ra những thành phẩm tơ lụa đầy tiên. Chính từ đây, nhiều sản phầm như: Chăn bông, gối cao cao cấp ra đời và được tiêu thụ ở nhiều quốc gia (Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Mỹ…). Chính sáng kiến này đã mang về cho bà rất nhiều phần thưởng cao quý và bà được ghi tên mình trong sách vàng “Sáng tạo Việt Nam”.

Độc đáo là vậy, song nghệ nhân không giấu nghề. Bà không muốn “là người đầu tiên” duy nhất mà rất muốn nhiều người cùng làm, bởi, theo bà, nghề này vừa tạo việc làm và thu nhập cho người “vùng sen”, vừa duy trì một nghề độc đáo, riêng biệt. “Tôi sẵn sàng dạy cho công nhân trong công ty và bất cứ ai muốn học nghề lấy tơ và dệt lụa từ tơ sen. Tôi mong được hợp tác với các hộ trồng sen theo hướng đào tạo trực tiếp cho người trồng sen cách rút tơ sen để bán nguyên liệu cho tôi dệt lụa hoặc có thể tự dệt tại nhà” - bà Thuận trải lòng.

Sản phẩm lụa tơ sen có chất lượng cao, được thị trường đón nhận nhưng để phát triển hơn, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: Sen có mùa (từ cuối tháng 5 tới đầu tháng 9 hằng năm) nên chỉ lấy được tơ theo thời vụ; các công đoạn sản xuất vẫn chủ yếu làm thủ công nên để dệt được lụa sen mất nhiều thời gian. Bà Thuận mong muốn thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức cùng các ngành chức năng định hướng cụ thể hơn cho việc phát triển tơ sen, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu tơ sen của huyện Mỹ Đức để nghề dệt lụa sen phát triển…

Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP Hà Nội

 HÀ LINH

 

 

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.