Trưng bày "SẮT - SON" - Tôn vinh vẻ đẹp sắt son, anh hùng của người phụ nữ Việt Nam

Chia sẻ

Trưng bày "Sắt- Son" là những hình ảnh, tư liệu về tấm gương những nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng tiêu biểu trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt. Trưng bày do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2021).

Một góc trưng bày triển lãm Một góc trưng bày triển lãm "Sắt - Son"

Không gian trưng bày Sắt - Son được thể hiện qua hai màu sắc chủ đạo xám - đỏ, ứng với hai phần nội dung Sắt và Son. Trong đó, Sắt là câu chuyện Hoa nơi ngục lửa giới thiệu tấm gương của 9 nữ chiến sĩ yêu nước, cách mạng tiêu biểu trong hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt, gồm: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Quang Thái, Võ Thị Sáu, Lê Thị Riêng, Nguyễn Thị Định, Võ Thị Thắng, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa. Với sức chịu đựng bền bỉ, ý chí kiên trung, những người phụ nữ ấy đã vượt qua mọi hoàn cảnh khắc nghiệt trong chốn lao tù hay hiên ngang đối mặt với quân thù nơi chiến trường ác liệt.

Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc có đóng góp to lớn của những người mẹ, người chị, người em dịu dàng, nhỏ nhắn hăng hái tham gia đánh giặcSự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc có đóng góp to lớn của những người mẹ, người chị, người em dịu dàng, nhỏ nhắn hăng hái tham gia đánh giặc

Sắt còn là câu chuyện về Lòng vàng, gan sắt, về những người mẹ, người chị, người em dịu dàng, nhỏ nhắn, đã hòa mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi đất nước lâm nguy, chị em hăng hái tham gia đánh giặc bằng "đòn gánh đánh càn" ở miền Bắc, "tầm vông diệt giặc" ở miền Nam… Những đội nữ du kích, tự vệ địa phương, nữ thanh niên xung phong xông pha nơi chiến trường ác liệt hay những nữ chiến sĩ chiến đấu thầm lặng nơi đầu não của địch đã góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong phần “Son”, trưng bày lại được thể hiện qua hai tiểu mục: “Tốt gỗ” và “Tốt sơn”. “Tốt gỗ” tập trung khắc họa câu chuyện những người phụ nữ “Giỏi một nghề, biết nhiều việc”, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Và tiếp nối truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam hôm nay luôn nỗ lực vượt qua rào cản về định kiến giới, năng động, sáng tạo, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, hăng say cống hiến để khẳng định vị trí, vai trò của mình trong thời đại mới “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. 

hình ảnh tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Việt Nam trong mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh của cuộc sống trong suốt chiều dài lịch sử. Mỗi bức ảnh là một khoảnh khắc đáng giá với những câu chuyện cảm động, nhân văn đằng sau.Mỗi bức ảnh là một khoảnh khắc đáng giá với những câu chuyện cảm động, nhân văn đằng sau, tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Việt Nam trong mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh của cuộc sống trong suốt chiều dài lịch sử. 

Ở “Tốt sơn” là những hình ảnh tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Việt Nam trong mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh của cuộc sống trong suốt chiều dài lịch sử. Mỗi bức ảnh là một khoảnh khắc đáng giá với những câu chuyện cảm động, nhân văn đằng sau.

Trưng bày ra mắt ngày 20/10/2021 và kéo dài tới hết tháng 5/2022 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

QUỲNH ANH

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).