Rà soát tháo gỡ những khó khăn, bất cập để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển hiệu quả thực chất

Chia sẻ

Thành phố Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh về thị trường tiêu thụ hàng hóa cùng với sự phát triển của 1.350 làng nghề, vì thế Ban Cán sự đảng UBND thành phố cũng như các đơn vị liên quan cần tập trung ưu tiên, rà soát tháo gỡ những khó khăn, bất cập để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển hiệu quả thực chất hơn nữa...

Thông tin trên được Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 1.393 tổ hợp tác, trong đó có 1.254 tổ hợp tác trong nông nghiệp, 139 tổ hợp tác phi nông nghiệp. Các tổ hợp tác chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và nội dung hoạt động đa dạng. Ước đến ngày 31-12-2021, trên địa bàn thành phố có tổng số trên 2.200 hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân, tăng 143% số hợp tác xã so với thời điểm 31-12-2008 với 602.000 thành viên.

Tính đến ngày 31/12/2021, Hà Nội có 20 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 8 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, 11 liên hiệp hợp tác xã phi nông nghiệp. Trong đó có 5 liên hiệp hợp tác xã đã ngừng hoạt động, 3 liên hiệp hợp tác xã đang gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.

Trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế tập thể của thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, từ năm 2003, đặc biệt từ khi có Luật Hợp tác xã năm 2012, các hợp tác xã đã củng cố lại tổ chức bộ máy quản lý; thành viên tham gia theo nguyên tắc tự nguyện, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Cùng với đó, năng lực, trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã và tay nghề của người lao động được cải thiện, dần đáp ứng được các yêu cầu phát triển của hợp tác xã. Các hợp tác xã đã tự hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh, chủ động xây dựng phương án sản xuất, bảo đảm về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, một số hợp tác xã đã đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGAP, sử dụng công nghệ sản xuất chế biến thân thiện với môi trường.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh tại Hội nghịPhó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh tại Hội nghị.

Nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả, xây dựng được các mô hình đem lại giá trị kinh tế cao, không những đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) mà còn giúp tăng thu nhập cho thành viên, người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững và ổn định chính trị, an sinh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

“Kinh tế tập thể, hợp tác xã đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của thành phố, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Trong đó, số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục tăng lên, hiện Hà Nội có số lượng hợp tác xã dẫn đầu cả nước (chiếm 9,9%). Hiệu quả hoạt động của hợp tác xã ngày càng được nâng cao, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn”, đồng chí Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Về mục tiêu thời gian tới, thành phố tiếp tục thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển đa dạng với nhiều hình thức phù hợp, dựa trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, sản xuất, kinh doanh theo hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chủ lực truyền thống gắn với “chuỗi” giá trị sản phẩm hàng hóa có hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2030, thành phố vận động, hướng dẫn thành lập mới khoảng 100  tổ hợp tác, 100 hợp tác xã mỗi năm, nâng tổng số hợp tác xã đến năm 2025 khoảng 2.500 hợp tác xã, đến năm 2030 là gần 3.000 hợp tác xã, trong đó phấn đấu ít nhất 80% hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá, doanh thu bình quân là 3,5 tỷ đồng/hợp tác xã; thu nhập bình quân của người lao động 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƯ.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, thời gian qua, thành phố đã cụ thể hóa các nội dung trong nghị quyết bằng nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã, trong đó, nhiều hợp tác xã phát triển mạnh về số lượng, quy mô cũng như đóng góp cho sự phát triển chung của thành phố.

Phó Bí thư Thành ủy cũng ghi nhận những thành tích của các hợp tác xã trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng nêu bật các giải pháp để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thời gian tới. Trong đó, trước hết cần có chủ trương, chính sách mới để nâng cao hiệu quả thực chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã.

“Đề nghị Ban Cán sự đảng UBND thành phố, các đơn vị liên quan cần đánh giá thực chất hiện trạng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã để phân loại và giải thể các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hợp tác xã, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực mà xã hội đang cần”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Theo Phó Bí thư Thành ủy, thành phố Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh về thị trường tiêu thụ hàng hóa cùng với sự phát triển của 1.350 làng nghề, vì thế Ban Cán sự đảng UBND thành phố cũng như các đơn vị liên quan cần tập trung ưu tiên, rà soát tháo gỡ những khó khăn, bất cập để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển hiệu quả thực chất hơn nữa; đồng thời, nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý của các hợp tác xã, gắn với chuyển đổi số và liên kết hợp tác để phát huy hiệu quả hoạt động.

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.