Cẩn trọng với ma túy ngụy trang dưới dạng nước xoài, nước dâu

Chia sẻ

Vừa qua, Bộ Công an đưa ra cảnh báo về về lọai ma tuý tổng hợp MDMA được ngụy trang dưới dạng gói bột thực phẩm hương dâu pha uống.

Theo đó, trong gói bao bì có hình thức bắt mắt này là chất bột có màu trắng đục; chất bột này có mùi hương dâu. Qua công tác giám định, thành phần chủ yếu trong chất bột này là ma túy tổng hợp MDMA. Một thủ đoạn trá hình ma túy khác là những gói bột được đóng trong loại bao bì bắt mắt có in hình quả dâu, bên ngoài ghi chữ “Crispy Fruit”; và có in các thành phần thường thấy của loại nước uống trái cây.

Ma tuý dưới dạng nước dâu.Ma tuý dưới dạng nước dâu.

Tuy nhiên, bao bì không ghi thông tin của nhà sản xuất cũng như xuất xứ của sản phẩm. Theo lời khai ban đầu của các đối tượng bị bắt giữ thì những gói bột này là một dạng ma túy. Theo cơ quan Công an, ngoài ma túy được ngụy trang dưới dạng “nước dâu”, một số địa phương trong nước đã phát hiện loại ma túy dưới dạng “nước xoài”, thuộc loại Bromazepam.

Được biết, bromazepam là loại ma túy đã có trong danh mục nhưng được ngụy trang theo một cách hoàn toàn mới, được pha vào nước để uống, tạo ảo giác lâng lâng và nhất là tăng khả năng quan hệ tình dục cho người sử dụng.

Theo tìm hiểu, bromazepam là loại chất ma túy thuộc danh mục III, Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Bromazepam thường được sử dụng trong lĩnh vực y khoa, bromazepam thuộc nhóm thuốc hướng thần Benzodiaxepine. Chất này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nghiện. Nguyên nhân là bởi chất này có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, dùng để an thần, gây ngủ, làm dãn cơ...

Ngoài ra, sử dụng bromazepam có rất nhiều tác dụng phụ. Bác sĩ thường chỉ định liều lượng cho người lớn là từ 6-18mg và chia thành nhiều lần; còn hiệu quả, độ an toàn của chất này đối với người dưới 18 tuổi thì đến nay vẫn chưa được chứng minh.

Mặc dù được sử dụng trong y tế nhưng nếu sử dụng bromazepam trong thời gian dài thì nó như một loại ma túy gây nhiều tác hại như: nói luyên thuyên, dễ kích thích, nhịp tim nhanh, gây ảo giác, hay đổ mồ hôi, lo sợ vô cớ... và rất dễ nóng tính, phát sinh cảm xúc thù hận, dễ mất kiểm soát hành vi.

Đây là hình thức, thủ đoạn mới nhằm vào giới trẻ, học sinh, sinh viên gây nguy hiểm, tác hại khôn lường cho xã hội. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý để nhắc nhở, quản lý con em mình.

CÔNG NGỌC 

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.