Cây xanh chết khô trên đường không được thay thế

Chia sẻ

Đã từ lâu, khi lưu thông trên đường Đức Thắng (đoạn từ Trường Cán bộ Thanh Tra, tới điểm giao cắt với đường Hoàng Văn Bí, thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tôi quan sát và không khỏi ái ngại khi thấy có tới 5 cây xanh ở bên lề bị chết khô từ lâu nhưng không thấy cơ quan chức năng cho thay thế cây mới.

Nhiều người dân khác khi nhìn thấy những cây chết này cũng phải lắc đầu.

Trong khi đó, chỉ một thời gian ngắn nữa là bước vào mùa mưa bão. Vì thế những cây xanh đường phố đã chết mà không được chặt hạ sẽ là rất nguy hiểm cho sự an toàn của người tham gia giao thông qua lại trên con đường này. Khi cây xanh đã chết, độ bám chắc của bộ rễ trong lòng đất không giống những cây còn sống nên chúng rất dễ ngã đổ. Thậm chí nhiều khi không cần gió bão chúng cũng có thể tự đổ xuống đường, gây ra nhiều nguy hiểm cho người đang đi lại trên đường vào thời điểm đó.

Cây xanh chết khô trên đường không được thay thế - ảnh 1

Thực tế đã xảy ra một số vụ việc người bị cây ngã, đổ làm bị thương, thậm chí thiệt mạng một cách oan uổng. Lúc đó, mọi việc khắc phục hậu quả cũng đã muộn. Thêm nữa, việc cây chết khô chậm được thay thế cũng làm ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị trong khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng Thủ đô “sáng- xanh-sạch-đẹp”.

Được biết, trước mỗi mùa mưa bão, Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội vẫn thường làm nhiệm vụ cắt tỉa các cành, nhánh cây trên đường phố để cây “nhẹ” bớt và hạn chế việc bị gãy đổ, gây tai nạn cho người tham gia giao thông, cũng như cho những nhà dân sống bên dưới tán cây. Thế nhưng không hiểu sao mà họ lại “quên” không đốn hạ những cây xanh đã chết từ lâu tại con phố nêu trên.

Mong rằng sau ý kiến này, cơ quan chức năng sẽ có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng “cây chết” chậm được thay thế trên đường Đức Thắng.

Bài và ảnh: NGUYỄN THỊ HẢI

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.