Triệt phá đường dây mang thai hộ vì mục đích thương mại

Chia sẻ

Ngày 10/4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Anh Thư (SN 1992, trú tại TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), Phạm Ngọc Thảo (SN 1981, trú tại huyện Bình Chánh, TPHCM) và Nguyễn Danh Hòa (SN 1962, trú tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội) về tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Các bị can tại cơ quan công anCác bị can tại cơ quan công an (Ảnh: Int)

Trước đó, vào đầu tháng 3/2021, cơ quan cảnh sát điều tra phát hiện tại một bệnh viện trên địa bàn Hà Nội có hai sản phụ có dấu hiệu mang thai hộ và đẻ thuê. Hai đứa trẻ được sinh ra vào 2 ngày liên tiếp bởi 2 người mẹ nhưng chung 1 người cha.

Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra phát hiện, Nguyễn Anh Thư và Phạm Ngọc Thảo là những đối tượng không có nghề nghiệp ổn định và quen biết nhau trên diễn đàn, nhóm bà bầu. Trước đây, Thảo từng sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nên quen biết bác sỹ Nguyễn Danh Hoà. Còn Thư tham gia trên các diễn đàn mạng xã hội và biết thông tin về nhu cầu thụ tinh trong ống nghiệm. Năm 2019, khi biết một đôi nam nữ muốn có con và tìm người mang thai hộ, Thư đã trao đổi với Thảo và được Thảo báo giá 400 triệu đồng cho 1 thai phụ. Thư báo lại cho đôi nam nữ khách hàng giá 480 triệu đồng để hưởng lợi 80 triệu đồng. Sau đó, Thảo liên hệ với bác sỹ Nguyễn Danh Hoà, chuyên ngành sản khoa, cộng tác viên của nhiều bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội để làm thủ tục mang thai hộ.

Theo lời khai của các bị can, Thư đã hẹn gặp đôi nam nữ khách hàng ở Hà Nội 2 lần và được khách hàng chuyển số tiền 480 triệu đồng vào tài khoản (mỗi lần 240 triệu đồng). Khi có tiền, Thư chuyển cho Thảo 200 triệu đồng như thoả thuận, số còn lại thì Thư hưởng lợi.

Sau khi nhận tiền, Thảo trao đổi với bác sỹ Hoà, làm giả giấy đăng ký kết hôn và đưa khách hàng đến hai bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội để bác sỹ Hoà trực tiếp làm thủ tục tạo phôi. Đến tháng 5/2020, 2 phụ nữ ở Đăk Lăk nhận mang thai hộ với giá 240 triệu đồng/bé, đồng thời nuôi ăn, ở, chăm sóc khi mang thai. Đầu tháng 6/2020, Thư và Thảo đã đưa 2 người phụ nữ này đến gặp bác sỹ Hoà tại phòng khám để cấy phôi. Tại đây, bác sĩ Hoà cấy phôi vào 2 người phụ nữ này. Sau khi cấy phôi xong, khách hàng đưa tiếp cho Thảo 179 triệu đồng.

Ngoài các khoản chính, các đối tượng nhận tổng cộng 579 triệu đồng để tạo phôi, cấy phôi và chia nhau hưởng lợi. Hiện phòng cảnh sát hình sự đang cùng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 9/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, tình trạng tồn tại và hoạt động của những đường dây mua bán tinh trùng, noãn, phôi, “đẻ thuê” ngày càng diễn biến phức tạp. Một số vụ việc đã và đang bị cơ quan chức năng điều tra, khởi tố. Để đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, tránh việc lợi dụng nguyện vọng có con của các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh nhằm trục lợi, gây mất ổn định, trật tự an toàn xã hội, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cho các trường hợp cần kiểm tra kỹ hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật, đồng thời tuyên truyền để nhân viên y tế không tham gia tổ chức mang thai hộ. Trường hợp phát hiện, cần xử lý nghiêm theo quy định.

Quỳnh An

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.