8 sản phẩm dữ liệu ứng dụng trí tuệ Việt Nam

ĐAN CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - 8 sản phẩm công nghệ này là nền tảng tạo bàn đạp cho công cuộc chuyển đổi số, tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Vừa qua, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã có buổi làm việc về tự chủ công nghệ lõi phục vụ Nghị quyết 57-NQ/TƯ. Tại đây, 8 sản phẩm dữ liệu ứng dụng trí tuệ Việt Nam đã được các đại biểu đưa ra giới thiệu, trao đổi.

8 sản phẩm dữ liệu ứng dụng trí tuệ Việt Nam - ảnh 1
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Tham dự cuộc họp, đại diện lãnh đạo Trung tâm Dữ liệu quốc gia có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia và các Phó Giám đốc: Đại tá Phạm Minh Tiến, Đại tá Hà Nam Trung và cán bộ chiến sĩ thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Về phía Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia, có Thiếu tá Đào Đức Triệu - Tổng Thư kí Hiệp hội; các Phó Tổng Thư ký: bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, bà Đinh Thị Thúy, ông Lương Vũ An Bình, ông Nguyễn Hồng Sơn... cùng đại diện Văn phòng và các Ban chuyên môn thuộc Hiệp hội.

Tại buổi làm việc, 8 sản phẩm dữ liệu cốt lõi đã được các đại biểu đưa ra giới thiệu, trao đổi, gồm: Nền tảng chia sẻ điều phối dữ liệu quốc gia, Sàn dữ liệu quốc gia, Nền tảng chuỗi khối quốc gia, Giải pháp nhận dạng số phi tập trung quốc gia, Giải pháp hệ thống email quốc gia, Trợ lý ảo quốc gia, Trung tâm tính toán hiệu năng quốc gia, Sàn giao dịch tài sản số quốc gia.

8 sản phẩm công nghệ này là nền tảng tạo bàn đạp cho công cuộc chuyển đổi số, tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

8 sản phẩm dữ liệu ứng dụng trí tuệ Việt Nam - ảnh 2
Ông Huy Nguyễn - Ban Công nghệ giới thiệu về nền tảng Blockchain quốc gia
 Xác định vai trò và nhiệm vụ to lớn trong việc tiên phong thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Bộ Công an, Trung tâm Dữ liệu quốc gia đang phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, triển khai những sản phẩm dữ liệu mang tính đột phá. Phát biểu tại cuộc họp, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương - Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia đề nghị Hiệp hội Dữ liệu quốc gia phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dữ liệu quốc gia nhanh chóng đưa các sản phẩm dữ liệu vào đời sống, tạo đà cho kinh tế số phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Trước đó, kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhiệm vụ quan trọng trước mắt là đẩy mạnh triển khai các giải pháp, đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025; nghiên cứu, thành lập Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu quốc gia tại Trung tâm dữ liệu quốc gia trong tháng 4/2025.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Luật Dữ liệu đi vào đời sống, trở thành khung pháp lý toàn diện về dữ liệu để vận hành quốc gia

Luật Dữ liệu đi vào đời sống, trở thành khung pháp lý toàn diện về dữ liệu để vận hành quốc gia

(PNTĐ) - Luật Dữ liệu (Luật số 60/2024/QH15) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật này quy định về dữ liệu số, bao gồm xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý và sử dụng dữ liệu số, cùng các quy định liên quan đến Trung tâm dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia. Có thể nói, lần đầu tiên Việt Nam có một bộ công cụ pháp lý đồng bộ cho dữ liệu, vừa kịp thời, vừa đúng thời điểm.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.
Khi công nghệ “vào cuộc” chống nạn hàng giả

Khi công nghệ “vào cuộc” chống nạn hàng giả

(PNTĐ) - Hàng giả, hàng nhái đang ngày càng trở thành vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý và tạo tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Trước thực trạng này, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trở thành một yêu cầu cấp thiết, có vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Định hướng đúng AI để không làm lu mờ sáng tạo của con người

Định hướng đúng AI để không làm lu mờ sáng tạo của con người

(PNTĐ) - Một báo cáo mới công bố của Ủy ban UNESCO Đức có tên "Approaches to an ethical development and use of AI in the Cultural and Creative Industries" (tạm dịch: Định hướng phát triển và ứng dụng AI một cách có đạo đức trong công nghiệp văn hóa – sáng tạo) đã cảnh tỉnh rằng AI - nếu không được kiểm soát bằng những nguyên tắc đạo đức và pháp lý rõ ràng, có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền sáng tạo, bản sắc văn hóa và sinh kế của hàng triệu người làm nghệ thuật trên toàn cầu.