Ứng xử đẹp trong gia đình hiện đại

Chia sẻ

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, câu chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi lớn, nhất là đối với các cặp đôi mà nội ngoại ở xa nhau.

Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, câu chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi lớn, nhất là đối với các cặp đôi mà nội ngoại ở xa nhau.

Trên các diễn đàn, nhiều người vợ than thở, dù đã thu xếp xong xuôi nhà cửa, lễ lạt, quà cáp nhà chồng nhưng vẫn ngậm ngùi khép lại hi vọng đón Tết ở quê nhà vì chồng gia trưởng, khó tính hay bố mẹ chồng ngăn cấm. Vì vậy, đa số phụ nữ lại ngậm ngùi, khóc thầm với niềm thương nỗi nhớ cha mẹ, ước được trở về thời con gái để không bị ràng buộc hay nghe lời dọa nạt của chồng nếu về ngoại ăn Tết.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Tết năm nay, vợ chồng chị Văn Bình An (quê Nghệ An) lại lục đục chỉ vì chị đề nghị chồng cho ba mẹ con ăn Tết bên ngoại. Chị lấy chồng xa quê gần 200km nên rất ít khi được về thăm bố mẹ. Nhất là những ngày cuối năm, nhìn mọi người nô nức chuẩn bị về quê đón Tết, nỗi nhớ nhà lại tăng lên gấp bội. Nhưng, mẹ chồng chị khó tính, chồng gia trưởng, gia đình lại nặng về lễ giáo nên mỗi khi vợ nhắc đến việc về ngoại đón Tết, anh đều gạt đi.

Nhà chồng chị Mai đón Tết thường rất cầu kỳ. Từ giữa tháng Chạp, dù công việc cuối năm bận rộn, nhưng chị vẫn phải dành thời gian để cùng mẹ chồng mua sắm, chuẩn bị đặt các loại đặc sản cho dịp Tết. Không chỉ đặt ăn, chị và mẹ chồng còn đi biếu các cô dì, chú bác của gia đình chồng. Sát Tết, chị lại mất 3-4 ngày vùi đầu vào gói giò, làm nem, nấu bánh chưng, thịt đông, mứt Tết… Cái gì cũng làm nhiều, chất kín cả tủ lạnh đủ cho hai ba ngày Tết sắp tới và biếu xén các nơi…

Ba mươi Tết, cả gia đình chị quây quần trong mâm cơm Tất niên, đông đến hơn 20 người. Ba ngày Tết, chị cũng phải quanh quẩn bên bếp núc, nấu cơm cúng và làm cỗ tiếp khách. Cứ như vậy, chưa có cái Tết nào vợ chồng chị được lễ Tết nhà ngoại đúng nghĩa. Năm nay, bố chị vừa trải qua đợt tai biến, chị rất muốn đưa các cháu về quê sum vầy cùng ông bà. Chị vừa đề nghị, chồng và mẹ chồng chị đều bảo: Tết ngắn nhưng Xuân dài, ra Xuân có thể về ngoại chơi. Nhưng hết Tết, chị đã lại phải bắt đầu công việc mới, còn các con đi học, không thể về lâu được. Chị nghĩ mà tủi thân.

Đừng để Tết mất vui bởi “lễ nghĩa”

Hiện nay, cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều tư tưởng cũng thay đổi để phù hợp với xu thế. Nhiều cặp vợ chồng trẻ không quan niệm đón Tết nhà nội hay nhà ngoại mà chỉ cần thuận vợ thuận chồng để có một cái Tết ấm cúng, vui vẻ. Nhiều  bậc phụ huynh phải thuận theo các con, không quá khắt khe về vấn đề này nữa.

Gia đình anh Nguyễn Gia Tưởng (Giảng Võ, Hà Nội) thỏa thuận ngay từ lúc cưới về việc 1 năm đón đón Tết nhà nội, 1 năm đón Tết ở nhà ngoại. Vợ chồng anh đều công tác ở Hà Nội, trong khi quê chồng và quê vợ đều ở cách xa nhau. Cả năm bận rộn công việc, con cái học hành, nên chỉ có dịp Tết đến Xuân về, cả gia đình mới được về về quê sum vầy đông đủ và lâu ngày nhất. Theo anh Tưởng, bố mẹ vợ anh có hai con gái đều lấy chồng xa. Vì vậy, việc chia sẻ Tết nội, Tết ngoại của vợ chồng anh giúp bố mẹ vợ cảm thấy được quan tâm và vui vẻ hơn. May mắn hơn, bố mẹ anh cũng thấu hiểu và chia sẻ với các con, không đặt nặng nàng dâu buộc phải đón Tết nhà chồng.

Cùng tư tưởng đó, anh Nguyễn Văn Tài (trú tại Nam Từ Liêm, HN) cũng thuyết phục mẹ cho cả gia đình anh được đón Tết nhà bố mẹ vợ. Năm nay, chị Mai – vợ anh mang bầu, chuẩn bị sinh nở. Việc đón Tết ở nhà ngoại vừa giúp vợ anh thoải mái tư tưởng để dưỡng thai và chuẩn bị sinh con bên nhà ngoại. Anh Tài cho biết, bình thường, vợ chồng anh lễ Tết nhà ngoại trước hoặc sau Tết, dù vậy, những lúc giao thừa, anh đều thấy vợ buồn bã vì nhớ bố mẹ. “Năm nay, nghe nói được về ngoại đón Tết, cô ấy vui lắm. Nhờ thế, tình cảm vợ chồng cũng được nhân lên” – anh Tài nói.

Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy, Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ Hạnh phúc, từ xưa, quan niệm “lấy chồng theo chồng” đã khiến cho nhiều bố mẹ chồng buộc nàng dâu phải phải làm cơm tất niên, đón giao thừa, cúng mùng 1 với gia đình nhà chồng, đến mùng 3 mới được đi Tết nhà ngoại. Cha mẹ có con gái dù buồn nhớ con nhưng cũng cam chịu vì "con gái là con người ta". Tuy nhiên, con nào cũng là con, gái hay trai đều có cha mẹ, có tình cảm và mong muốn được đón Tết với cha mẹ già của mình. Do đó, việc ngăn cấm vợ/con dâu về ăn Tết nhà ngoại là không phù hợp với xu thế hiện nay.

“Hiện nay, nhiều gia đình đã cởi mở hơn trong tư tưởng đón Tết. Nhiều cặp vợ chồng trẻ không còn quá khắt khe khi đón Tết bên nội, bên ngoại. Có gia đình chọn cách một năm ăn Tết quê chồng, một năm ăn Tết quê vợ. Những gia đình gần nhau thì thống nhất chia đôi ngày nghỉ, một nửa bên ngoại, một nửa bên nội, hay ai về nhà nấy… Dù chọn cách nào thì cũng cần có sự thỏa thuận, đồng tình của hai bên. Nàng dâu muốn về quê ngoại ăn Tết, hai vợ chồng cần bàn bạc một "lịch Tết" đầy đủ, chu đáo không nặng bên này, nhẹ bên kia để vợ chồng cùng vui vẻ, thoải mái và bố mẹ hai bên đều cảm thấy hạnh phúc” – bà Túy phân tích.

Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Chuyện người gieo mầm hiếm muộn

Chuyện người gieo mầm hiếm muộn

(PNTĐ) - Gần 15 năm “bén duyên” với nghề “làm cha” của những đứa trẻ thụ tinh từ ống nghiệm, BSCKI Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội không nhớ đã có bao nhiêu cặp gia đình được anh hỗ trợ “kiếm con”.
Áp dụng sinh trắc học để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Áp dụng sinh trắc học để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

(PNTĐ) - Với 73,3% dân số sử dụng mạng xã hội vào đầu năm 2024, trẻ em Việt Nam đối mặt với rủi ro đáng kể trên mạng, bao gồm bắt nạt trực tuyến và các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Thanh thiếu niên đặc biệt dễ bị tổn thương, do đó việc áp dụng các biện pháp an toàn toàn diện là vô cùng cần thiết.
Cùng hoa đón Tết

Cùng hoa đón Tết

(PNTĐ) - Trưng hoa ngày Tết là một trong những cách làm cho căn nhà trở nên rực rỡ, tràn ngập sắc Xuân. Bình hoa ngày Tết có màu sắc rực rỡ với những loại hoa như thược dược, lay ơn, ly, đào, violet, tầm xuân… vì những màu sắc này tượng trưng cho sự may mắn, một năm mới khởi sắc.
Dẻo thơm xôi ngày Tết

Dẻo thơm xôi ngày Tết

(PNTĐ) - Xôi là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Ngoài các món xôi quen thuộc như xôi gấc, xôi đậu xanh... cùng vào bếp nấu các món xôi dẻo thơm mới lạ này cho gia đình thưởng thức...