1. Tạo ra thời gian âu yếm
Bạn chẳng bao giờ bị “quá liều” với những cái ôm. Dành thời gian để cả gia đình cùng nằm thoải mái trên giường cùng nhau, đọc sách, nói chuyện hay chơi trò chơi. Kiểu tiếp xúc cơ thể ấm áp, tích cực này khiến lũ trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương, đồng thời đem đến niềm vui cho bố mẹ.2. Hát cùng nhau
Hát cùng nhau là cách cực kỳ hữu ích để gắn kết cả gia đình. Hãy “chế” bài hát một cách vui nhộn, với những từ ngữ và giai điệu của riêng gia đình bạn, nhảy nhót trong phòng khách với bọn trẻ, hay sử dụng âm nhạc để khiến việc lau dọn nhà thêm hứng khởi. 
|
Ảnh minh họa |
3. Bày trò vui
Sẽ là tốt khi khuyến khích các con hoàn thành bài tập về nhà và các hoạt động ngoại khóa nhưng chỉ nhấn mạnh vào việc này có thể tạo ra sự lo lắng và căng thẳng. Hãy dành ít thời gian mỗi ngày cho những hoạt động cho phép các thành viên tận hưởng thời gian cùng nhau. Chơi trò chơi, chuẩn bị cho một bữa tiệc chẳng nhân dịp gì, đi dạo bộ, làm vườn, cùng nấu ăn.4. Cùng nhau tập thể dục
Chạy bộ hay đạp xe cùng con tới công viên gần nhà, ở đó bạn có thể dành thời gian thư giãn trong khi con chơi đùa, nghịch ngợm. Những hoạt động ngoài trời như vậy cũng giúp bố mẹ rèn những thói quen tập thể dục, dành thời gian cho con.5. Ăn uống lành mạnh.
Những thức ăn nhiều đường và muối thường hấp dẫn cả nhà, nhưng nó sẽ gây hại cho sức khỏe và tinh thần của gia đình bạn. Hãy tạo ra và duy trì thói quen ăn vặt lành mạnh với hoa quả, rau, các loại hạt hay trái cây sấy.6. Cùng nhau nấu ăn
Đây là một cách khác để khiến bọn trẻ quan tâm đến những thức ăn có lợi cho sức khỏe. Trong khi nấu ăn, bạn khuyến khích con thói quen ăn uống lành mạnh, dạy cách nấu ăn, làm việc nhóm. Mẹo này càng hữu ích với những bé lười ăn, bé sẽ hứng khởi hơn với những món ăn chính tay mình nấu. 
|
Ảnh minh họa |
7. Thưởng cho những hành vi tốt
Củng cố những hành vi tích cực của con là điều rất quan trọng, nhưng không cần phải quá cầu kỳ hay đắt đỏ. Một chuyến đi vườn bách thú, công viên, một bộ phim và ít bỏng ngô, hay một bộ bút chì màu mới mà con thích có thể là những động lực tốt.
8. Đọc và viết cùng nhau
Dành thời gian đọc cùng nhau mỗi ngày. Đọc to cho con nghe khi bé còn nhỏ, hay cả gia đình cùng đọc sách vào một thời điểm với những cuốn sách của riêng mình, hoặc cùng nghe sách tiếng. Cùng nhau trong chăn hay ghế sofa mà đọc sách còn ấm áp hơn nữa. Sẽ rất hay nếu các em nhỏ có thói quen viết hàng ngày.9. Dành thời gian với từng con một
Nếu bạn có hai con, hãy thử dành chút thời gian để giao tiếp chỉ với từng đứa một, dù ít phút mỗi ngày. Thời gian riêng với cha mẹ có thể khiến con bạn cảm thấy mình đặc biệt, tăng thêm sự gắn kết cho mối quan hệ.10. Có những nề nếp, thói quen
Trẻ em thường thấy an toàn, thoải mái khi các con biết điều gì sẽ chờ đợi mình. Vậy nên, thói quen ngủ với tắm nước ấm, đọc truyện, hát ru trước khi ngủ có thể làm giảm đi những hành vi khó chịu, quấy rối giờ đi ngủ. Chu trình buổi sáng theo cách thức nhất định cũng sẽ giúp bạn ra khỏi nhà sớm hơn, bớt om sòm, lộn xộn.11. Nhớ rằng xin lỗi là chưa đủ
Khi con bạn làm tổn thương cảm giác của ai đó trong gia đình, xin lỗi là chưa đủ. Con phải tìm ra cách để sửa lỗi mình gây ra, bằng cách chia sẻ đồ chơi, giúp làm việc gì đó, hay một quà tặng nho nhỏ con tự làm.
HẠNH NGUYÊN