20 trường học trên địa bàn Hà Nội chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

THU GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đến này ngày 23/9, toàn thành phố có 20 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong tổng số 20 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp, có 8 trường mầm non, 6 trường tiểu học và 6 trường trung học cơ sở. Đáng chú ý, cả 6 trường tiểu học và 6 trường trung học cơ sở chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp đều thuộc huyện Chương Mỹ.

Cụ thể, ở cấp tiểu học là các trường: Hữu Văn, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Lương, Xuân Mai B, Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên; ở cấp trung học cơ sở là các trường Nam Phương Tiến A, Mỹ Lương, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên.

Trong 8 trường mầm non chưa thể đón trẻ đến trường có 4 trường thuộc huyện Chương Mỹ, 2 trường ở huyện Mỹ Đức, 1 trường ở huyện Ba Vì và 1 trường ở thị xã Sơn Tây.

Hiện nay, tùy tình hình cụ thể tại địa phương và điều kiện của học sinh, các trường đã và đang triển khai phương án ứng phó linh hoạt với mục tiêu bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh, đồng thời dồn lực tập trung khắc phục hậu quả thiên tai để sớm ổn định việc dạy, học.

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.