29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chuyển giao về Sở GD-ĐT Hà Nội

BẢO NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ 1/7, Sở GD-ĐT Hà Nội +tiếp nhận 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc UBND các quận, huyện, thị xã về Sở GD-ĐT Hà Nội quản lý.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định chuyển giao các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc UBND các quận, huyện, thị xã về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quản lý từ ngày 1/7/-2025.

Theo quyết định, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên thuộc quản lý của các quận, huyện, thị xã trước đây được chuyển giao nguyên trạng về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Đồng thời, các trung tâm được đổi tên thống nhất theo tên địa phương để thuận tiện trong quản lý và nhận diện, ví dụ: “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình” sẽ thành “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Ba Đình”; “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Ba Vì” đổi thành “Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Ba Vì”…

29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên chuyển giao về Sở GD-ĐT Hà Nội - ảnh 1
Ảnh minh họa.

Chủ trương chuyển giao nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc đối với cơ sở, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục, có điều kiện tổ chức lại các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tuân theo nguyên tắc chuyển giao nguyên trạng các trung tâm GDNN - GDTX trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã về Sở GD-ĐTquản lý và điều chỉnh tên Trung tâm (bỏ từ quận hoặc huyện hoặc thị xã trong tên Trung tâm hiện nay).

Sau khi tiếp nhận Sở GD-ĐT sẽ nghiên cứu, rà soát tham mưu sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn Thành phố theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và phù hợp nhu cầu địa phương, yêu cầu thực hiện trước ngày 30/6/2025.

Sở GD-ĐT cũng sẽ hướng dẫn xây dựng quy chế làm việc, quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chuyên môn…

Ngoài ra, Sở sẽ tiến hành rà soát và đánh giá thực trạng của từng trung tâm sau khi tiếp nhận nhằm có cơ sở đề xuất đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời điều chỉnh cơ chế hoạt động theo phân cấp quản lý mới và quy định pháp luật hiện hành.

Việc bàn giao sẽ diễn ra nguyên trạng, không gây gián đoạn đến hoạt động dạy học và quản lý tại các trung tâm.

Bên cạnh đó, các Sở, ngành có liên quan sẽ phối hợp triển khai, cụ thể Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự trong quá trình chuyển giao; Sở Tài chính phối hợp điều chỉnh dự toán ngân sách, hướng dẫn về tài sản, tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Sở Xây dựng hướng dẫn tiếp nhận, bàn giao trụ sở làm việc của các trung tâm…

Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên có trách nhiệm tự rà soát, thống kê và tổng hợp toàn bộ các yếu tố liên quan; nhanh chóng ổn định tổ chức hoạt động, bố trí lại trụ sở, kinh phí, thiết bị dạy học, và xây dựng lại các quy định nội bộ phù hợp với cơ chế mới.

Trong quá trình chuyển giao, các trung tâm sẽ tiến hành đổi mẫu con dấu, phối hợp với Công an thành phố để đăng ký con dấu mới, đồng thời tiếp tục sử dụng con dấu cũ đến hết ngày 10/7/2025.

Tin cùng chuyên mục

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Công tác chấm thi phải phản ánh đúng thực chất kết quả làm bài của thí sinh, đồng thời cần ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các em -Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhấn mạnh khi kiểm tra công tác chấm thi tại tỉnh Bắc Ninh trong ngày 2/7.
PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

(PNTĐ) - Ngày 2/7, Trường Đại học Ngoại Thương (FTU) tổ chức lễ công bố quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó,  PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

(PNTĐ) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang công bố dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến góp ý theo quy định. Dự thảo Luật gồm 9 chương và dự kiến 50 điều, được xây dựng bám sát chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, điều ước quốc tế và thực tiễn trong nước; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và kiến tạo hành lang pháp lý đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).