Ba Đình: 7 trường thí điểm dự án “trường học hạnh phúc”

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong giai đoạn 2022-2023, trên địa bàn quận Ba Đình có 7 trường thí điểm triển khai dự án “trường học hạnh phúc” gồm: trường Tiểu học Phan Chu Trinh, Tiểu học Thành Công A, Tiểu học Việt Nam - Cuba, THCS Nguyễn Trãi, THCS Thống Nhất, THCS Phúc Xá, TH-THCS-THPT Thực Nghiệm.

Thực hiện Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 08/8/2022 của UBND quận Ba Đình về thí điểm triển khai Dự án “Trường học Hạnh phúc” tại quận Ba Đình giai đoạn 2022-2025, ngày 28/6, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã tổ chức họp dự án hợp tác với tổ chức OECD và công tác chuẩn bị tập huấn học phần “Kết nối với Thiên nhiên” thuộc dự án “Trường học hạnh phúc” tại quận Ba Đình năm học 2023-2024.

Ba Đình: 7 trường thí điểm dự án “trường học hạnh phúc” - ảnh 1
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình họp về việc triển khai các hoạt động của dự án Trường học hạnh phúc trên địa bàn quận

Theo đó, giai đoạn 2022-2023, trên địa bàn quận Ba Đình có 7 trường thí điểm triển khai dự án gồm: trường Tiểu học Phan Chu Trinh, Tiểu học Thành Công A, Tiểu học Việt Nam - Cuba, THCS Nguyễn Trãi, THCS Thống Nhất, THCS Phúc Xá, TH-THCS-THPT Thực Nghiệm.

Dự án “Trường học hạnh phúc” được phòng GD&ĐT quận Ba Đình triển khai tại một số trường học trên địa bàn quận nhằm mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, văn minh để học sinh trở thành trung tâm của thầy cô, nhà trường, cha mẹ nuôi dưỡng, học tập và trưởng thành trong hạnh phúc.

Theo đó, 22 tiêu chí của “trường học hạnh phúc” đã được triển khai gồm: Khuyến khích sự tham gia của phụ huynh thông qua việc biến trường học thành một “địa điểm mở cho cộng đồng, triển khai các CLB lớp ghép để tăng cường tình bạn, thực hiện các hoạt động cùng các trường khác; tăng cường thái dộ tích cực của giáo viên, tạo cảm giác trường học như một gia đình, ưu tiên tiếu chí tính cách, thái độ, đạo đức trong tuyển dụng giáo viên; tôn trọng sự đa dạng và khác biệt; khuyến khích học sinh thực hành tích cực, nâng cao năng lực của giáo viên; giảm bớt các bài thi và kiểm tra tiêu chuẩn, thay thế bài tập về nhà bằng các hoạt động tự chọn, sử dụng các hình thức đánh giá thay thế…; khuyến khích làm việc nhóm; các phương pháp tiếp cận dạy và học vui vẻ, hấp dẫn; coi việc mắc lỗi là một phần của quá trình học tập; dạy học sinh cách đặt câu hỏi; Xây dựng những danh mục ước mơ, trao thưởng qua các cuộc thi, các hoạt động ngoại khoá được khuyến khích thu hút học sinh tham gi; xây dựng nội dung học tập bổ ích, lôi cuốn; đảm bảo sức khoẻ tinh thần và kiểm soát căng thẳng, có chuyên gia tâm lý hỗ trợ…

Việc xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” sẽ giúp cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên thân thiết, gần gũi, có sự tương tác nhiều hơn, cơ sở vật chất của trường, lớp khang trang, đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện về mọi mặt, nhất là về kỹ năng ứng xử sư phạm và việc tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Trò chuyện cùng cô giáo 9X được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

Trò chuyện cùng cô giáo 9X được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân

(PNTĐ) - 30 năm cống hiến hết mình, tích cực sáng tạo trong vai trò giảng dạy, cần mẫn như “người đi gieo hạt”, cô giáo Đỗ Thị Hồi (SN 1992, quê Sóc Trăng) vừa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ở độ tuổi 33, việc là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng được phong danh hiệu này là điều rất vinh dự, tự hào.
Tuyền truyền kiến thức ATGT tại trường THCS Nguyễn Huy Tưởng

Tuyền truyền kiến thức ATGT tại trường THCS Nguyễn Huy Tưởng

(PNTĐ) - Tại trường THCS Nguyễn Huy Tưởng (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), Đội CSGT Đường bộ số 15 đã phối hợp với nhà trường tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT). Gần 1.500 học sinh, giáo viên và phụ huynh đã tham dự, hưởng ứng tích cực.