Bỏ xếp loại danh hiệu học sinh khá, giỏi: Học sinh được giảm áp lực hơn

Chia sẻ

Từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ không còn được xếp loại danh hiệu học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém. Quy định mới sau khi được ban hành đã nhận được sự hưởng ứng của các nhà trường và học sinh.

Thay đổi cách xếp loại sẽ giúp giảm áp lực cho học sinhThay đổi cách xếp loại sẽ giúp giảm áp lực cho học sinh (Ảnh: Đ.H)

Cụ thể, theo Thông tư số 22 có hiệu lực từ 5/9/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, thay cho cách đánh giá theo 4 mức: Giỏi, trung bình, yếu, kém kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học sẽ được đánh giá theo 1 trong 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Trong đó, để đạt được mức tốt các môn đánh giá bằng nhận xét của học sinh ở mức đạt, các môn đánh giá cho điểm kết hợp nhận xét phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 8,0 trở lên.

Đối với mức khá, tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức đạt. Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Mức đạt có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức "chưa đạt". Có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm.

Theo cô giáo Trương Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, nếu như quy định cũ, học sinh giỏi phải có điểm trung bình các môn trên 8,0 trong đó có ít nhất 1 trong 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt 8,0 trở lên thì quy định mới quy định 6/8 môn đạt 8,0 nên học sinh sẽ phải học đều các môn hơn. Bên cạnh đó, cách đánh giá học sinh “đạt”, “chưa đạt” cũng thể hiện sự nhân văn hơn đánh giá các em là học sinh trung bình, yếu, kém… Thay cho cách xếp loại danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến… điểm mới nữa theo quy định là sẽ có thêm danh hiệu học sinh xuất sắc dành cho học sinh có từ 6/8 môn đạt từ 9,0 trở lên. “Trước đây, các em đạt mức 9,0 trở lên vẫn chỉ được nhận danh hiệu học sinh giỏi. Với cách đánh giá mới này sẽ tạo động lực để học sinh giỏi nỗ lực hơn”. Cô Hiền cho biết, quy định mới không gây khó khăn cho các nhà trường và đã thể hiện được tính nhân văn.

Sau khi áp dụng với học sinh lớp 6 ngay từ năm học này, quy định về đánh giá học sinh trung học sẽ tiếp tục áp dụng với học sinh lớp 7 và lớp 10 vào năm học 2022-2023; lớp 8 và 11 vào năm học 2023-2024 và các lớp 9 và 12 vào năm học 2024-2025.

T.T

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.