Cấp chứng chỉ không phép bị phạt tới 110 triệu đồng

Chia sẻ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.

Hành vi cấp bằng khi chưa có phép có thể bị phạt tới trên 100 triệu đồngHành vi cấp bằng khi chưa có phép có thể bị phạt tới trên 100 triệu đồng

Theo đó, Nghị định 127 quy định: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng (thay cho mức 50 triệu đồng quy định tại Nghị định 04), đối với tổ chức là 150 triệu đồng (thay cho mức 100 triệu đồng quy định tại Nghị định 04).

Đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ đại học sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh, phạt tiền từ 110 - 150 triệu đồng (thay vì mức 70 - 100 triệu đồng như quy định cũ) nếu tuyển sai từ 30 người học trở lên. Trường hợp tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sai đối tượng, phạt tiền từ 110 - 150 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học trở lên.

Phạt tiền từ 80 - 110 triệu đồng (thay cho mức 100 triệu đồng) đối với hành vi cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

Đồng thời, Nghị định 127 bổ sung quy định: một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều tổ chức hoặc cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức hoặc cá nhân vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 1 năm.

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm Nghị định 127 có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22-1-2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để xử lý, trừ trường hợp Nghị định 127 không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày Nghị định 127 có hiệu lực thì áp dụng quy định tại Nghị định 127.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định 127 có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

(PNTĐ) - Thời điểm này, nhiều trường đại học đã bắt đầu triển khai thực hiện xét tuyển sớm đại học. Theo đó, nhiều học sinh dù chưa tốt nghiệp THPT nhưng đã có đủ điều kiện trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ... Tuy nhiên, nếu không cẩn thận những học sinh này cũng có thể rơi vào cảnh đỗ thành trượt.
Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

(PNTĐ) - Trong 3 ngày (20, 21, 22/3/2024), tại tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024. Kết quả tại cuộc thi này, học sinh thành phố Hà Nội đã xuất sắc giành 2 giải Nhất, 1 giải Ba.