Bạo lực học đường:

Cha mẹ nên dạy con lên tiếng với hành vi bạo lực

Nguyễn Thị Kiều Oanh (Cầu Giấy, Hà Nội)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Liên tiếp trong ngày 24, 25/10, có 2 clip học sinh bị đánh hội đồng được tung lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc. Riêng tôi thật sự lo lắng trước tình trạng bạo lực học đường hiện nay, đặc biệt là vấn đề học sinh vô cảm trước cảnh bạn bè bị bạo lực, bị đánh hội đồng thương tâm ngay trước mắt mình mà không có hành động can thiệp hay lên tiếng nhờ người giúp đỡ để ngăn chặn sự việc lại.

Cha mẹ nên dạy con lên tiếng với hành vi bạo lực - ảnh 1
Hình ảnh nữ học sinh ở Đắk Lắk bị bạn đánh hội đồng gây xôn xao vừa qua

Điều đáng nói là tình trạng này cũng đã được cảnh báo nhiều lần, nhưng “chuyện cũ” vẫn cứ lặp lại và sự vô cảm, thờ ơ trước hành vi bạo lực của học sinh cũng tăng lên. Một clip là một nữ học sinh lớp 7 (trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) bị 3-4 học sinh khác túm tóc, đánh đập liên tiếp vào mặt. Dù cô bé nạn nhân đã van xin nhưng các “thủ phạm” vẫn không dừng lại mà tiếp tục đánh trong tiếng cười đùa cổ vũ của một số nữ sinh khác đứng xung quanh chứng kiến sự việc. Nguyên nhân của vụ việc bạo lực kia là do trước đó các nữ sinh này đã cãi nhau trên mạng xã hội. 

Clip thứ 2 ghi lại cảnh nữ sinh lớp 9 của Trường THCS Nguyễn Du, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk). Cô bé bị bạn cùng trường đánh hội đồng chỉ vì lỡ để bạn làm hỏng mũ bảo hiểm của một người bạn đã gửi mình giữ trước đó. Người bạn bị hỏng mũ đã yêu cầu em phải đền tiền 200 ngàn đồng. Vì không có tiền đền bạn, em đã liên tục bị bạn dọa đánh và đã không dám tới trường mấy ngày. Sau khi mẹ em biết chuyện động viên con đi học và hứa sẽ cho tiền để đền cho bạn. Ngày 24/10, em tới trường học, sau khi tan học đã bị một số bạn vây đánh hội đồng. Trong khi em bị các bạn đánh đập tàn bạo thì một số bạn khác có mặt đã không can ngăn mà còn “hồn nhiên” đứng đếm từng cú đánh của bạn, có học sinh cố tình đưa điện thoại lại gần mặt nạn nhân để quay cho rõ. 

Lãnh đạo của hai trường trên đã xác nhận vụ việc và đang kết hợp với công an để làm rõ hơn. Những học sinh vi phạm ấy rồi sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng để răn đe và giáo dục. Nhưng tại sao những vụ việc bạo lực học đường tương tự như vậy vẫn xảy ra hàng năm, thậm chí gia tăng. Và, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành văn bản tăng cường xử lý tình trạng bạo lực học đường đến các trường học trong mỗi năm học. 

Phải chăng đã đến lúc gia đình cần vào cuộc nhiều hơn để phối hợp với nhà trường ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Thiết nghĩ, trong gia đình, cha mẹ cần dạy bảo cho con phải biết lên tiếng với tình trạng bạo lực học đường. Khi bị bạn bè đánh, trẻ cần nói với cha mẹ, thầy cô, tuyệt đối không vì sợ hãi mà im lặng che giấu để hành vi bạo lực đó leo thang, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu bị bạo lực, con cũng sẽ được bảo vệ nếu nói cho người lớn biết. Đồng thời, trẻ cũng cần được dạy rằng khi chứng kiến một hành vi bạo lực học đường (hay bạo lực khác), trẻ phải lên tiếng để can ngăn, hoặc tìm người đến ngăn can, tuyệt đối không được vô cảm đứng chứng kiến, cổ vũ cho hành vi bạo lực đó, hoặc vì bất cứ lý do gì mà che giấu. Hành vi đó không chỉ vi phạm đạo đức mà còn là vi phạm pháp luật. Cha mẹ khi phát hiện con có những hành vi biết vô cảm, che giấu, giúp sức cho thủ phạm gia tăng hành vi bạo lực với bạn bè thì nên nghiêm khắc phê bình và răn đe, giáo dục con kịp thời. Có như vậy mới ngăn chặn được tình trạng bạo lực học đường, cũng như sự vô cảm trước hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…