“Chốt” trường nghề được dạy chương trình giáo dục thường xuyên

Chia sẻ

Cuộc phân tranh về “quyền” dạy chương trình giáo dục thường xuyên cho học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tới hồi kết khi mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ GD-ĐT truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến từ Bộ Tư pháp để khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tham gia tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi học tập liên thông, suốt đời của người học.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để khẩn trương hoàn thiện và ban hành văn bản quy định về việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần được tạo điều kiện giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 	Ảnh: HHTPhó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần được tạo điều kiện giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông Ảnh: HHT

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng được ban hành trong bối cảnh Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ GD-ĐT không thống nhất về hoạt động giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên thuộc về đơn vị nào. Hiện nay, học sinh học nghề (hệ 9+) học nghề tại cơ sở đào tạo nghề nhưng lại học chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên vì trường nghề không được phép dạy chương trình này. Do đó đã nảy sinh nhiều bất cập khi học sinh phải học tại nhiều địa điểm khác nhau, dưới sự quản lý của nhiều Bộ khác nhau.

Theo quan điểm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường nghề có đủ năng lực để dạy chương trình giáo dục phổ thông nên cần “trao quyền” cho trường nghề. Trong khi đó, phía Bộ GD-ĐT lại cho rằng, Bộ mới là đơn vị chuyên môn quản lý việc dạy chương trình giáo dục phổ thông.

Tranh luận này đã kéo dài dai dẳng trong một thời gian dài.

T.T

Tin cùng chuyên mục

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

(PNTĐ) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang công bố dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến góp ý theo quy định. Dự thảo Luật gồm 9 chương và dự kiến 50 điều, được xây dựng bám sát chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, điều ước quốc tế và thực tiễn trong nước; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và kiến tạo hành lang pháp lý đổi mới phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
 “Bữa ăn trưa 0 đồng” tiếp sức mùa thi nơi ngoại ô Hà Nội

“Bữa ăn trưa 0 đồng” tiếp sức mùa thi nơi ngoại ô Hà Nội

(PNTĐ) - Hòa cùng không khí thi cử nghiêm túc và căng thẳng trên khắp cả nước, các thí sinh tại điểm thi thuộc xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn đã gần như hoàn thành các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong thời gian nghỉ trưa để chuẩn bị cho buổi thi chiều, các em học sinh đã nhận được sự tiếp sức đầy yêu thương từ chính quyền địa phương, Hội LHPN và người dân nơi đây – bằng những bữa cơm trưa hoàn toàn miễn phí, ấm áp nghĩa tình.