Cố gắng chỉ có lớp học trực tuyến, không có trường học trực tuyến

Chia sẻ

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ với các địa phương khi năm học 2021-2022 đã bước vào học kỳ II, nhưng do dịch bệnh mà việc đi học trở lại của nhiều học sinh vẫn chưa thể thực hiện.

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, năm học 2021-2022 là một năm có khá nhiều khó khăn, khoảng 9 triệu học sinh phổ thông trên cả nước phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp. Chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng giản lược, chỉ học phần cốt lõi.

Nhiều địa phương đã tổ chức khai giảng bằng hình thức trực tuyến, qua truyền hình; nhiều học sinh chưa được đến trường, chưa được gặp mặt, làm quen, trao đổi trực tiếp với thầy, cô, bạn học... là điều chưa có tiền lệ.
Tính đến nay, trên toàn quốc có 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp; 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh THCS, THPT đi học trực tiếp, tuy nhiên, nhiều địa phương chưa thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Bước sang học kỳ II của năm học 2021-2022, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, nhiệm vụ quan trọng nhất chính là đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trực tiếp. Vì vậy, các đơn vị chuyên môn cần sớm hoàn thiện, bổ sung sổ tay an toàn phòng chống dịch với đầy đủ các hướng dẫn cụ thể, dễ thực hiện. Các nhà trường cần cố gắng vận động học sinh ra lớp, cố gắng chỉ có lớp học trực tuyến chứ không có trường học trực tuyến, đồng thời bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch. Các địa phương không chủ quan, nhưng cũng không hoang mang, lo sợ trước dịch bệnh.

Tại Hà Nội, theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội, thời gian qua, việc tổ chức cho học sinh các cấp học trên địa bàn thành phố đi học trở lại đã nhận được sự đồng thuận của xã hội, tỷ lệ đi học trực tiếp đạt gần 92%. Các nhà trường đã tích cực triển khai công tác phòng, chống dịch.

Cố gắng chỉ có lớp học trực tuyến, không có trường học trực tuyến - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa) 

Trên cơ sở kết quả triển khai, Sở đã đề xuất và được thành phố phê duyệt về việc cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 12 quận đi học trực tiếp từ ngày 21/2.

Tuy nhiên, với tinh thần không chủ quan trước dịch bệnh, khi số ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng có xu hướng tăng, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận cũng đã tạm hoãn quay trở lại trường học trực tiếp. Với học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc 18 huyện, thị xã và học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 thuộc 12 quận vẫn tiếp tục học trực tiếp theo kế hoạch.

T.T

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…