Đã có 8 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh phòng dịch bệnh nCoV

Chia sẻ

Tính đến 9h00 ngày 7/2 đã có 8 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần (đến 16/2) để phòng, chống dịch bệnh nCoV.

Học sinh một số tỉnh, thành đã được kéo dài thời gian nghỉ học đến 16/2Học sinh một số tỉnh, thành đã được kéo dài thời gian nghỉ học đến 16/2

8 tỉnh/thành phố bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, Lai Châu và Vĩnh Phúc.

Trước đó, chiều 6/2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ GDĐT đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa, trong đó có thể xem xét nghỉ toàn diện hoặc nghỉ học cục bộ, đảm bảo mục tiêu cao nhất là vì sự an toàn của học sinh và của cộng đồng.

Bộ GDĐT sẽ hướng dẫn các địa phương để có các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện thực tế, bù lại thời gian nghỉ học do dịch bệnh, trong thời gian học sinh nghỉ học khuyến khích các nhà trường áp dụng hình thức học tập trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh tự học. Trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ xem xét lùi thời gian kết thúc năm học.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ GDĐT cũng đề nghị các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường lớp học, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất đón học sinh quay lại trường trong thời gian tới, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, phụ huynh khi quay lại trường yên tâm học tập.

Các trường đại học được tự chủ. Tuy nhiên, Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo, kiểm tra các sơ sở đào tạo thực hiện đúng chương trình và bảo đảm chất lượng.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Hướng nghiệp sớm: Đúng, nhưng phải trúng!

Hướng nghiệp sớm: Đúng, nhưng phải trúng!

(PNTĐ) - Việc chọn đúng ngành nghề rất quan trọng, vì vậy công tác hướng nghiệp cần được làm từ sớm và có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, việc hướng nghiệp mới chỉ ở hình thức, chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu mong muốn của học sinh.