Đại học Bách khoa Hà Nội công bố câu hỏi mẫu thi đánh giá tư duy

BẢO NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 17/1, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố các câu hỏi mẫu của đề thi đánh giá tư duy năm 2023.

Theo đó, câu hỏi trắc nghiệm các phần Toán học, Đọc hiểu và Khoa học/Giải quyết vấn đề được Đại học Bách khoa Hà Nội thiết kế theo ba mức độ tư duy tái hiện, suy luận và bậc cao.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố câu hỏi mẫu thi đánh giá tư duy - ảnh 1

Thí sinh dự thi đánh giá tư duy năm 2022 tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Vnexpress

Phần Toán học, câu hỏi mẫu đề cập tới kiến thức hàm số, đa giác, xác suất, hình học không gian. Phần Đọc hiểu cung cấp văn bản về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, công nghệ VSR (tác vụ nhận dạng tiếng nói bằng hình ảnh), trích đoạn tác phẩm "Mẩu chuyện nhỏ" của Lỗ Tấn, sau đó hỏi ý chính, một số khái niệm và thông tin được đề cập trong ngữ liệu.

Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề, thông tin về NaOH, các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam được đưa ra dưới dạng biểu diễn dữ liệu, tóm tắt nghiên cứu, rồi yêu cầu thí sinh trả lời các thông tin liên quan.

Các câu hỏi trắc nghiệm đều được thiết kế với bốn dạng, gồm chọn nhiều phương án đúng, lựa chọn đúng hoặc sai, trả lời ngắn (điền câu trả lời) và kéo thả các phương án. 

Trước đó, tháng 12/2022, Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo điều chỉnh kỳ thi đánh giá tư duy. Theo đó, bài thi gồm ba phần: Toán học, Đọc hiểu và Giải quyết vấn đề, diễn ra trong 150 phút trên máy tính với thang điểm tối đa 100.

Các câu hỏi được thiết kế theo ba mức độ tư duy: tái hiện, suy luận và bậc cao. Trong đó, phần tái hiện chiếm 20-30% đề thi, mỗi phần còn lại chiếm 30-40%. Thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ trường nào sử dụng kết quả của kỳ thi này.

 
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(PNTĐ) - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị thế của giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; hướng tới mục tiêu chung đó là nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.