Điều chỉnh nguyện vọng vào đại học

Chia sẻ

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở mức cao dẫn tới điểm trúng tuyển vào nhiều trường đại học, cao đẳng năm nay ở mức cao. Để có thể trúng tuyển vào ngành học yêu thích, thí sinh cần biết cách điều chỉnh nguyện vọng hợp lý.

Năm nay, điểm trung bình của các môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh cả nước ở khoảng trên 5-7 điểm. Phân tích điểm thi theo tổ hợp 3 môn xét tuyển Toán, Vật lý, Hóa học cho thấy, điểm trung bình là 21,46 điểm, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 23 điểm. Với tổ hợp 3 môn xét tuyển Toán, Vật lý, tiếng Anh điểm trung bình là 20,07 điểm, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 21 điểm. Với các tổ hợp khác như Toán, Hóa học, Sinh học, đa phần thí sinh cũng đạt mức 22 điểm…

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu có nhu cầu.Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu có nhu cầu.

So với năm 2019, mức điểm này nhìn chung đều cao. Chỉ tính riêng trong tổ hợp Toán -Hóa học - Sinh học, số thí sinh có điểm thi từ 21 điểm nhiều hơn gần 15.000 thí sinh so với năm trước. Với tổ hợp Toán -Văn - Anh, số lượng thí sinh có điểm từ 24 tăng gần gấp 2 so với năm 2019.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu có nhu cầu. Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định. Theo ông Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển có giá trị như nhau, không phân biệt thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 với nguyện vọng 4, 5... Các trường khi xét tuyển sẽ căn cứ theo điểm số của thí sinh, thí sinh nào có điểm cao hơn sẽ trúng tuyển trước. Thí sinh dù đăng ký ở nguyện vọng 1 hay nguyện vọng 3 vào cùng 1 ngành đều được trường xét tuyển như nhau. Vì thế, lời khuyên cho các thí sinh là khi điều chỉnh nguyện vọng nên lấy yếu tố ngành yêu thích lên hàng đầu.

Tương tự, theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo trường đại học Kinh tế quốc dân, sau khi biết điểm thi, thí sinh nên chia các trường đại học thành 3 nhóm top cao, top trung và top cuối. Với mỗi nhóm trường, thí sinh có thể đăng ký khoảng 3 nguyện vọng. Trên cơ sở tổng số 9 nguyện vọng đó, thí sinh tiến hành xếp các nguyện vọng theo thứ tự yêu thích ưu tiên. Ngành học ít yêu thích và có mức điểm trúng tuyển an toàn có thể xếp dưới cùng. Như vậy, ngay cả khi thí sinh không trúng tuyển vào các ngành yêu thích, vẫn trúng tuyển theo ngành học an toàn. Nếu xếp thứ tự nguyện vọng ngược lại, trong trường hợp thí sinh đủ điểm để trúng tuyển theo nhiều nguyện vọng, nhưng do trúng tuyển nguyện vọng theo điểm an toàn trước nên không còn cơ hội được xét theo các nguyện vọng vào ngành yêu thích khác.

Thời gian điều chỉnh nguyện vọng dưới hai hình thức bằng phiếu và online kéo dài từ 9/9 đến hết ngày 16/9/2020.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tại hội nghị thông tin phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều chuyên gia nhìn nhận phổ điểm các môn thi tốt nghiệp năm nay "đẹp", phù hợp xét tốt nghiệp và phân loại để xét tuyển đại học.
Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.