Gắn mức thu học phí với kết quả kiểm định chất lượng đào tạo

Chia sẻ

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được nêu trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập do Bộ GD-ĐT soạn thảo.

Bộ GD-ĐT đề nghị mức thu học phí năm 2021-2022 không vượt qua mức thu năm học 2020-2021Bộ GD-ĐT đề nghị mức thu học phí năm 2021-2022 không vượt qua mức thu năm học 2020-2021

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ xem xét. 

 Theo Bộ GD-ĐT, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực từ năm học 2021-2022. Do đó, Bộ GD-ĐT đang soạn thảo Dự thảo thay thế, với nhiều điểm mới.

Tại Dự thảo,  Bộ GD-ĐT quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học.Riêng mức thu năm học 2021-2022 không vượt quá mức thu học phí năm học 2020-2021…

 Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập, mà với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo trường công lập. 

Đối với trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thực hiện mức thu học phí không quá mức trần Nhà nước quy định. Các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 đến 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.

Các trường ngoài công lập theo quy định hiện nay tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP được tự quyết định mức thu học phí, phải công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập gia tăng trách nhiệm giải trình đối với xã hội về chất lượng giáo dục - đào tạo tương xứng với mức thu học phí.

Vừa qua, rất nhiều học sinh, phụ huynh học sinh lo lắng khi nhiều trường đại học cả tự chủ và chưa tự chủ tài chính thông báo tăng học phí năm học 2021-2022, trong đó mức tăng trung bình từ 1,2-5 triệu/năm.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Công tác chấm thi phải phản ánh đúng thực chất kết quả làm bài của thí sinh, đồng thời cần ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các em -Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhấn mạnh khi kiểm tra công tác chấm thi tại tỉnh Bắc Ninh trong ngày 2/7.
PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

(PNTĐ) - Ngày 2/7, Trường Đại học Ngoại Thương (FTU) tổ chức lễ công bố quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó,  PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.