“Giảm tải” cho cả giáo viên và học sinh

Chia sẻ

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, nhiều nội dung mới đưa ra trong Điều lệ đã giảm tải áp lực cho cả giáo viên, học sinh.

Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông vừa ban hành có nhiều quy định giảm tải cho giáo viên, học sinh.Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông vừa ban hành có nhiều quy định giảm tải cho giáo viên, học sinh.

Cụ thể, đối với giáo viên, trước đây, tại nhiều nơi, giáo viên phải sử dụng tới trên 10 loại hồ sơ sổ sách thì nay theo Điều lệ, chỉ còn 3 - 4 loại gồm kế hoạch giáo dục (theo năm học); kế hoạch bài dạy (giáo án); sổ theo dõi và đánh giá học sinh và sổ chủ nhiệm đối với giáo viên chủ nhiệm.

Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở GD-ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD-ĐT.

Điều lệ đưa ra một số quy định mới đối với học sinh để phù hợp với bối cảnh mới. Cụ thể, Điều lệ bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Điều lệ cũng đưa ra nhiều quy định mang tính nhân văn như học sinh không được lưu ban quá 3 lần trong một cấp học thay vì 2 lần như trước đây. Sự thay đổi này nhằm tạo thêm cơ hội cho học sinh được khắc phục. Ngoài ra, Điều lệ quy định trong đánh giá học sinh bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Ngoài ra, Điều lệ còn có các quy định để ngăn chặn các tiêu cực như đối với giáo viên, không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật, không được gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.

Cũng theo Điều lệ, học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD-ĐT thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT. Học sinh học hết chương trình THPT, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

T.T

Tin cùng chuyên mục

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Công tác chấm thi phải phản ánh đúng thực chất kết quả làm bài của thí sinh, đồng thời cần ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các em -Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhấn mạnh khi kiểm tra công tác chấm thi tại tỉnh Bắc Ninh trong ngày 2/7.
PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

(PNTĐ) - Ngày 2/7, Trường Đại học Ngoại Thương (FTU) tổ chức lễ công bố quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó,  PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.